Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  2. Hoa không phải đào cũng chẳng phải cúc, màu không phải xanh cũng chẳng phải đỏ.
  3. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  4. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  5. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  6. Tử tôn do thử nhi sanh
    Con cháu từ chỗ ấy mà sinh ra.
  7. Bạch Huê
    Cũng gọi là Bạch Tuyết, một quân bài trong bài chòi, tượng trưng bộ phận sinh dục nữ. Ở một số địa phương miền Trung, bộ phận sinh dục nữ cũng được gọi là huê.
  8. Bài này mô tả bộ phận sinh dục nữ.
  9. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  10. Trống bồng
    Một loại trống cổ có làm bằng gỗ, thắt eo ở giữa, một mặt được bịt bằng da trăn, xung quanh tang trống có một hệ thống dây chằng bằng mây, có tác dụng làm căng hoặc chùng mặt trống. Khi diễn tấu nhạc công dùng hai tay vỗ vào mặt trống phát ra hai âm thanh, một cao, một trầm. Âm thanh trống bồng đục, ít vang.

    Trống bồng thường dùng trong dàn Đại nhạc, trong sân khấu tuồng, chèo, hoặc trong các đám rước, lễ hội. Người đánh trống bồng thường có kết hợp múa.

    Trống bồng

    Trống bồng

  11. Lập nghiêm
    Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.
  12. Chiêng
    Nhạc cụ bằng đồng thau, hình tròn, giữa có thể có hoặc không có núm nổi lên. Người ta đánh chiêng bằng dùi gỗ có quấn vải mềm, hoặc bằng tay. Cồng, chiêng là các nhạc cụ đặc trưng cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

    Đánh chiêng

    Đánh chiêng

  13. Chèo
    Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...

    Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.

  14. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  15. Đá vàng
    Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
  16. Cầm bằng
    Kể như, coi như là (từ cũ).
  17. Phạm Tải - Ngọc Hoa
    Tên một truyện thơ Nôm khuyết danh, gồm 928 câu thơ lục bát hoặc song thất lục bát, kể về mối tình của đôi vợ chồng Phạm Tải – Ngọc Hoa. Xem thêm trên Wikipedia.
  18. Phù Lưu
    Một ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, còn gọi là làng Giầu, Chợ Giầu. Làng có truyền thống buôn bán và văn hóa. Vào các thế kỷ 15, 16, 17, Phù Lưu là một làng chợ lớn nên mới có tên chữ là Thị thôn (làng chợ). Nay Thị Thôn là tên một thôn ở xã Hán Quảng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  19. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  20. Đồn
    Chỗ trú đóng của quan chức nhà nước.
  21. Quan phủ
    Tên thường gọi cho chức tuần phủ. Ở nước ta, tuần phủ có từ thời nhà Nguyễn, học theo phép quan chế của nhà Thanh. Tuần phủ ở Việt Nam cũng là người đứng đầu một tỉnh nhỏ, khác với tổng đốc là quan kiêm quản vài tỉnh hoặc đứng đầu một tỉnh lớn.
  22. Thuế đò
    Một loại phí đường sông do quan chức địa phương yêu cầu các chủ đò phải nộp khi có việc phải đi qua đoạn sông đó
  23. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  24. Có bản chép: Đứt dây té xuống cũng theo chung tình.
  25. Rọ
    Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.

    Đào đựng trong rọ ở Sa Pa

    Đào đựng trong rọ ở Sa Pa

  26. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  27. Trấn thủ
    Đóng quân để gìn giữ bảo vệ.
  28. Lưu đồn
    Đồn trại ở miền ngược, phải để lính lại phòng giữ. Có ý kiến cho rằng Lưu Đồn là địa danh. Đạo Lưu Đồn là một đơn vị hành chính quân sự thời các chúa Nguyễn, nay là thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Vào thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh, Lưu Đồn là nơi giáp giới giữa Trịnh và Nguyễn, thường xuyên xảy ra giao chiến. Có ý kiến khác cho rằng Lưu Đồn là thôn Lưu Đồn, thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhưng ý kiến này không có cơ sở.
  29. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  30. Điếm canh
    Nhà nhỏ thường dựng ở đầu làng hay trên đê, dùng làm nơi canh gác.

    Điếm canh đầu làng (Ảnh: Võ An Ninh)

    Điếm canh đầu làng (Ảnh: Võ An Ninh)

  31. Dồn
    Dồn dập, không ngơi.
  32. Việc quan
    Việc hành chính nhà nước.
  33. Đẵn
    Đốn, chặt.
  34. Ngàn
    Rừng rậm.
  35. Hữu thân hữu khổ
    Có thân có khổ - làm người ai cũng có nỗi khổ của mình.
  36. Có bản chép: Hữu tân hữu khổ (có cay có đắng).
  37. Phàn nàn
    Kể lể nỗi buồn bực.
  38. Mai
    Cây cùng loại với tre, gióng dài, thành dày, đốt lặn, lá rất to, dùng làm nhà, làm ống đựng nước...

    Gốc mai và măng mai.

    Gốc mai và măng mai.

  39. Giang
    Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.

    Rừng dang

    Rừng giang

  40. Nứa
    Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).

    Bụi nứa

    Bụi nứa

  41. Có bản chép: mần.
  42. Nho Lâm
    Một làng nay thuộc xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, là nơi có nghề rèn cổ từng lừng danh khắp nước nhưng nay đã mai một. Tương truyền, tướng Cao Lỗ – người chế tạo ra nỏ thần (nỏ liên châu) cho Thục Phán An Dương Vương – chính là người truyền lại nghề rèn cho làng Nho Lâm.
  43. Quánh
    Đặc sệt, kết dính với nhau.
  44. Nha lại
    Người giúp việc cho quan tri huyện, tri phủ.
  45. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).