Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cam sen
    Một giống cam ngon, vỏ mỏng, múi hơn dai, vị ngọt dịu, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Quảng Ninh...
  2. Hồ
    Gần. Cũng nói là hầu.

    Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
    đôi mắt người hồ như biển đông
    có mưa-tôi-cũ về ngang đó
    tự buổi thiên đàng chưa lập xong

    (Bài nhân gian thứ nhất - Du Tử Lê)

  3. Ô đồ
    Thô tạp, nhơ nhớp.
  4. Mắt phượng
    Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
  5. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  6. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  7. Lẹ
    Nhanh, mau lẹ (phương ngữ Nam Bộ).
  8. Khôn
    Khó mà, không thể.
  9. Mái
    Phần dẹp của cây chèo, loại chèo có lấp vào cọc.
  10. Lèo
    Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
  11. Lái
    Bộ phận phía sau đuôi thuyền, có tác dụng điều khiển hướng đi của thuyền. Thuyền thường có hai người chèo: một người đằng lái, một người đằng mũi.
  12. Một lần thì kín, chín lần thì hở
    Câu này có hai cách giải nghĩa:

    1. Người khéo gói một lần là kín, người vụng gói nhiều lần vẫn hở.
    2. Việc làm vụng trộm nhiều lần sẽ bị phát hiện, không thể giấu mãi được.

  13. Mùa chó động dục là vào khoảng tháng 7 âm lịch. Trong thời gian này chó đực tranh giành chó cái, cắn nhau ầm ĩ.
  14. Hốt phân trâu, phân bò về bón ruộng.
  15. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  16. Khăn bàn lông
    Khăn mặt, khăn tắm, khăn khổ lớn, mặt khăn có những sợi len mịn đều nhô ra.
  17. Nỉ
    Hàng dệt bằng sợi len chải xơ, che lấp sợi dọc và sợi ngang.

    Vải nỉ

    Vải nỉ

  18. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  19. Lu
    Mờ, không thấy rõ. Lu li: hơi mờ, mờ mờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  21. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Lục Vân Tiên
    Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.

    Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.

  23. Kiều Nguyệt Nga
    Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.

    Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.

  24. Sơn Trà
    Tên một bán đảo nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên một ngọn núi thuộc khu vực này.

    Bán đảo Sơn Trà nhìn từ biển

    Bán đảo Sơn Trà nhìn từ biển

  25. Non Nước
    Tên một bãi biển đẹp thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là tên của cụm Ngũ Hành Sơn thuộc thành phố này.
  26. Cửa Đại
    Tên cũ là cửa Đại Chiêm, cửa sông nơi sông Thu Bồn đổ ra Biển Đông, thuộc Hội An, Quảng Nam. Cửa Đại (hay Cửa Đợi) cũng là tên của bãi biển khu vực này.

    Vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa và kinh thành Champa trên đất Quảng Nam, là nơi giao thương buôn bán sầm uất. Hiện nay Cửa Đại là một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam.

    Biển Cửa Đại

    Biển Cửa Đại

  27. Vũng Thùng
    Tức vịnh Hàn, hay cửa biển Đà Nẵng.
  28. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  29. Bạn
    Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).