Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Lão Húng
    Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Phạm Văn Toán, tức Thượng Toán, một quan lại cao cấp, thơ không hay nhưng hay làm thơ và thích người ta khen. Toán người làng Láng, nổi tiếng trồng rau húng.
  2. Mụ Bồng
    Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Bồng là vợ lẽ Hoàng Cao Khải, lợi dụng chồng làm quan to, xoay xở trở nên giàu có.
  3. Cô Hồng
    Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Hồng tức Trần Thị Lan, lấy Tây, vì khéo giao thiệp nên gây được một dinh cơ đồ sộ.
  4. Bạch Thái Bưởi
    (1874 – 1932) Tên thật là Đỗ Thái Bửu, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông khởi nghiệp bằng nghề ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, sau đó lấn dần sang kinh doanh trong các lĩnh vực gỗ, hàng hải, mỏ, văn hóa-in ấn... và đạt được nhiều thành công, trở nên rất giàu có. Riêng về hàng hải, ông khéo sử dụng tinh thần đồng bang, cổ vũ người Việt dùng hàng Việt, nhờ đó đánh bại sự cạnh tranh quyết liệt của người Hoa và người Pháp, trở thành "chúa sông Bắc Kỳ." Ngày 22/7/1932, ông mất vì một cơn đau tim.

    Bạch Thái Bưởi được coi là một huyền thoại trong lịch sử doanh thương Việt Nam.

    Bạch Thái Bưởi

    Bạch Thái Bưởi

  5. Vắt chân chữ ngũ
    Vắt (bắt) chéo chân nọ qua chân kia như hình chữ ngũ 五, có vẻ khệnh khạng.
  6. Cờ
    Bông (hoa) của các loại cây như mía, lau, ngô...

    Bắp đang trổ cờ

    Bắp đang trổ cờ

  7. Quan niệm cũ: Coi trọng nghề nông (lộn đất) hơn buôn bán.
  8. Lộn chồng
    Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
  9. Đèo bòng
    Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
  10. Gan vàng dạ sắt
    Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
  11. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Mưa lâm râm
    Mưa nhẹ, kéo dài.
  13. Hẹ
    Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.

    Bông hẹ

    Bông hẹ

  14. Bàu Gõ
    Địa danh nay thuộc xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
  15. Neo bàng
    Còn gọi là néo bàng, chỉ bó cỏ bàng vừa nhổ xong, to cỡ bằng cột nhà (phương ngữ Nam Bộ).

    Neo bàng

    Neo bàng

  16. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  17. Khái
    Con hổ.
  18. Lòi
    Lùm cây, bụi rậm (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  19. "Xanh cọng, nóng nác" chỉ việc luộc rau chưa chín. Cả câu ý nói hấp tấp, thiếu chín chắn thì dễ gặp tai vạ.
  20. Thợ kèn
    Người làm nghề thổi kèn cho các đám ma ngày xưa. Trước đây, nghề thợ kèn bị khinh rẻ, cho là mạt hạng.
  21. Cơi trầu
    Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  22. Mồng đốc
    Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
  23. Câu ca dao này nói về mối hận thù của Sơn Tinh đối với Thủy Tinh trong truyền thuyết.
  24. Biên Hòa
    Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.

    Bưởi Biên Hòa

    Bưởi Biên Hòa