Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ngũ Kiên
    Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  2. Lương Phú
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
  3. Ui ui
    Không nắng hoặc nắng dịu, nhưng hơi oi bức, khó chịu (phương ngữ).
  4. Thời tiết khi có nắng ui ui rất độc, trẻ em dễ bị ốm.
  5. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi

  6. Dinh Thượng Thơ
    Tên người dân đương thời gọi Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de l'Intérieur), một tòa nhà được người Pháp xây dựng vào năm 1864 với vai trò điều hành trực tiếp toàn bộ các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Hiện nay đây là trụ sở của Sở Công thương và Sở thông tin-truyền thông thành phố Hồ Chí Minh.

    Dinh Thượng Thơ

    Dinh Thượng Thơ

  7. Cột cờ Thủ Ngữ
    Tên cột cờ mà người Pháp dựng ở bến Nhà Rồng vào tháng 10 năm 1865. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.

    Cột cờ Thủ Ngữ ngày xưa

    Cột cờ Thủ Ngữ ngày xưa

    Cột cờ Thủ Ngữ hiện nay

    Cột cờ Thủ Ngữ hiện nay

  8. Tượng Gambetta
    Còn gọi là tượng Ba Hình, Bức tượng của Léon Gambetta, một chính khách người Pháp chủ trương ủng hộ chính sách thuộc địa, được Pháp cho xây dựng ở quảng trường chợ Cũ Sài Gòn (nay là giao lộ Lê Duẩn - Pasteur), sau được chuyển vào khuôn viên Tao Đàn (nên người dân gọi là vườn Ông Thượng). Theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa thì năm 1945 khi Nhật đến Việt Nam, "chánh phủ Pháp muốn thâu dụng số đồng dùng vào chiến tranh, sai thợ nấu lão Gambetta, thì hỡi ôi! Thân lão là ersatz (thế phẩm), đồ đồng giả, không dùng được..."

    Tượng Gambetta tron vườn Tao Đàn

    Tượng Gambetta trong vườn Tao Đàn

  9. Mủ di
    Học giả Thuần Phong cho rằng đây là cách nói trại từ tiếng Pháp musique (âm nhạc).
  10. Có bản chép: Mũi Di.
  11. Dinh Thống đốc
    Tên gọi thời kì Pháp thuộc của tòa nhà nay là bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà này được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 để làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ, nhưng sau chính quyền bảo hộ dùng làm dinh Thống đốc, hay còn gọi là dinh Phó soái.

    Dinh Phó soái những năm đầu thế kỉ 20

    Dinh Phó soái những năm đầu thế kỉ 20

  12. Bu-don
    Từ tiếng Pháp bouillon, nghĩa là nước dùng.

    Nước dùng

    Nước dùng

  13. Ôm-lết
    Từ tiếng Pháp omelette, nghĩa là món trứng tráng. Tùy theo địa phương, món này cũng gọi là ốp-lết.
  14. Bít-tết
    Từ tiếng Pháp bifteck, món thịt bò thái lát mỏng chiên dầu, ăn kèm với bánh mì hoặc khoai tây chiên và trứng ốp-la.

    Bò bít-tết

    Bò bít-tết

  15. Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
  16. Mủ-ni
    Từ tiếng Pháp menu (thực đơn).
  17. Theo học giả Vương Hồng Sển: Tiền nhựt, hồi trước có một cặp vợ chồng chắp nối, vợ là tay "dọn bàn" tứ chiếng làm cho Tây, chồng là tụi "nấu ăn” “ba rọi” của Pháp - hai người đụng nhau chung lưng làm nghề bán đồ lâm vố (do Pháp ngữ “rabiot” tức đồ dư; xưa Thống chế Joffre ưa dùng danh từ này nhứt). Ngày ngày đôi vợ chồng thay phiên nhau gánh gồng và đêm đêm mặc dầu mưa gió, anh và chị cũng phải quảy trên vai gánh "đồ Tây” bán như vậy từ đầu đường Tự Do ngang dinh Thượng thơ (Catinat) cho đến tận mé sông chỗ cột cờ Thủ Ngữ (Pointe des Blanguers) đợi khi nào nồi, soong sạch bách thức ăn mới đề huề cùng nhau gánh gánh không về nghỉ. Dè đâu, cuộc làm ăn vừa khá thì anh chồng biến chứng sanh sứa chuyện nọ kia, mèo mỡ bê tha, bỏ gánh lại một mình chị vợ đảm đương, cui cút. Tức quá, chị nghĩ ra câu hát như vầy [...]
  18. Truồi
    Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.

    Hồ Truồi

    Hồ Truồi

  19. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  20. Đỉnh núi Truồi mà có mây phủ (đội mũ) thì sắp có mưa rất to.
  21. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Phú Nhiêu
    Một thôn nay thuộc xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
  23. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  24. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  25. Quan Âm bồ tát
    Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.

    Quan Thế Âm bồ tát

    Quan Thế Âm bồ tát

  26. Chung hiệp
    Sum họp (phương ngữ Nam Bộ).
  27. Phụng loan
    Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượngloan.
  28. Thuốc lào
    Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữĐồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.

    Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.

    Hút thuốc lào bằng ống điếu

    Hút thuốc lào bằng ống điếu

  29. Xe kéo
    Cũng gọi là xe tay, một loại xe hai bánh do một người kéo, thường dùng để chở khách. Xe kéo xuất hiện ở nước ta vào khoảng cuối thế kỉ 19, do người Pháp đem qua, và đã trở thành biểu tượng cho sự phân biệt giai cấp, người bóc lột người trong xã hội Pháp thuộc. Sau 1945, xe kéo bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

    Xe kéo

    Xe kéo

    Hàng xóm khóc bằng câu đối đỏ
    Ông chồng thương đến cái xe tay

    (Mồng hai Tết viếng cô Ký - Tú Xương)

  30. Kim thời
    Thời nay (từ Hán Việt), chỉ sự tân tiến, đổi mới (đối lập với lề thói cũ). Nghĩa cũng như "Tân thời".
  31. Khăn rằn
    Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

    Thiếu nữ Nam Bộ với áo bà ba và khăn rằn

  32. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  33. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  34. Có bản chép: Bạc tình.