Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Yên Nghĩa
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  2. Phúc Đậu
    Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
  3. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  4. Nu
    Nâu (phương ngữ).
  5. Tông
    Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
  6. Sương nác
    Gánh nước (phương ngữ một số nơi ở Trung Bộ).
  7. Truồi
    Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.

    Hồ Truồi

    Hồ Truồi

  8. Cấy
    Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Lon tộn
    Lon có đáy vổng lên (tộn lên) hoặc lõm xuống (tộn xuống).
  10. Hẻo rằn
    Một giống gạo đỏ trước đây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên-Huế. Đây là giống gạo ngon, thường được xay xát vừa phải để còn lớp cám mỏng dính quanh hạt, và được dùng để nấu các món ăn đặc sản như cháo gạo đỏ cá bống thệ, bánh tráng gạo đỏ nước hến...

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

  11. Ốt dột
    Xấu hổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Từ này đôi khi được viết là oốc doộc.
  12. Mạ
    Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  14. Đòi
    Đuổi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  15. Ròi
    Ruồi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  16. Rau ranh
    Một loại rau mọc hoang trên rừng, lá to bằng lá chè, có màu nõn chuối, mùi hơi chua. Rau ranh mọc nhiều nhất ở vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam).

    Rau ranh, ốc đá

  17. Rau rìu
    Còn gọi trai đầu rìu, một loại rau dại mọc nhiều trên các chân ruộng. Cây rau có thân mềm, lá đơn dài chừng 5-7cm, có thể luộc ăn hoặc làm vị thuốc Nam.

    tôi yêu đất nước này lầm than
    mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển
    ăn rau rìu, rau éo, rau trai
    nuôi lớn người từ ngày mở đất

    (Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao)

    Rau rìu

  18. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  19. Nia
    Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  20. Chiêm, mùa
    Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
  21. Địt
    Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  23. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  24. Toóc
    Rạ (phương ngữ miền Trung).
  25. Cầu Lộ
    Tên một cây cầu bắc ngang qua rạch Ngư Câu (tức rạch Cái Cá) thuộc thành phố Vĩnh Long.

    Cầu Lộ ngày xưa

    Cầu Lộ ngày xưa

  26. Vĩnh Long
    Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.

    Cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền ở tỉnh Vĩnh Long

    Cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền ở tỉnh Vĩnh Long

  27. Đường cái quan
    Cũng gọi là đường thiên lí, quan báo, quan lộ, tuyến đường bộ quan trọng bậc nhất nước ta, bắt đầu từ địa đầu biên giới phía bắc ở Lạng Sơn cho tới cực nam Tổ quốc ở Cà Mau. Đường cái quan được cho là xây dựng từ thời nhà Lý, theo dòng Nam tiến của dân tộc mà kéo dài dần xuống phương nam. Đường được tu bổ và hoàn thiện dưới triều Nguyễn rồi mở rộng thêm trong thời Pháp thuộc.

    Nghe bản trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy.

    Đoạn đường cái quan ở Quảng Nam hồi đầu thế kỉ XX (Pháp gọi là route mandarine)

    Đoạn đường cái quan đi qua Quảng Nam đầu thế kỉ XX (Pháp gọi là route mandarine).