Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  2. Nhái bầu
    Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.

    Nhái bầu trơn

    Nhái bầu trơn

  3. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  4. Ghe bầu
    Loại ghe (thuyền) đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Ghe bầu ra đời từ giữa thế kỷ 16, có nguồn gốc tương đồng với loại thuyền prao (hay prau) của Mã Lai. Tên "ghe bầu" bắt nguồn từ tiếng Khmer xòm pầu.

    Hình vẽ ghe bầu và các dụng cụ đi biển của ngư dân Hoàng Sa

    Hình vẽ ghe bầu và các dụng cụ đi biển của ngư dân Hoàng Sa

  5. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  7. Có bản chép: Bụt ngồi bụt khóc.
  8. Có bản chép: Tay xòe chân rụt.
  9. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  10. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  11. Đương thì
    Đang ở thời kì tuổi trẻ, đầy sức sống (thường nói về con gái).
  12. Tắc, hò, rì
    Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
  13. Sáng tai họ, điếc tai cày
    (Trâu, bò cày) Khi được bảo nghỉ ("họ") thì nghe ngay, khi bảo cày thì lờ đi như điếc. Chỉ những người lười biếng, không thích làm việc, chỉ thích chơi bời.
  14. Khạp
    Lu lớn ở miền Tây Nam Bộ, cũng gọi là thạp, làm bằng sành, dùng để hứng và đựng nước mưa, hoặc đựng mắm, gạo... Có khạp da bò (bên ngoài màu vàng nâu như da con bò, sờ thấy nhám) và khạp da lươn (thường nhỏ hơn, trơn bóng, màu giống da con lươn).

    Lu khạp

    Lu khạp

  15. Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.

    Cái vò

    Cái vò

  16. Nghiệt
    Ác nghiệt, nghiệt ngã.
  17. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  18. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  19. Lộn
    Lẫn lộn.
  20. Cẩm Nam
    Một cù lao nằm ở phía Nam thành phố Hội An, gần Cửa Đại, nơi sông Thu Bồn đổ ra biển.

    Phong cảnh Cẩm Nam

    Phong cảnh Cẩm Nam

  21. Giằng cối xay
    Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".

    Xay lúa

    Xay lúa

  22. Nhắc tay hay dạ
    Cầm lấy tay người nào là biết ngay lòng dạ người ấy.
  23. Một bồn hai kiểng
    Một chậu trồng hai cây cảnh.

    Cây kiểng

    Cây kiểng