Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  2. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  3. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Gẫm
    Ngẫm, suy nghĩ.
  5. Bốn phương tám hướng
    Bốn phương gồm Đông, Tây, Nam, Bắc; tám hướng gồm Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Bốn phương tám hướng (đôi khi cũng gọi là tám cõi) chỉ tất cả mọi phương, mọi hướng, bao trùm vạn vật. Xem thêm: Chín phương trời, mười phương Phật.
  6. Vĩnh Thọ
    Niên hiệu của nước ta từ năm 1658 đến năm 1662 dưới triều vua Lê Thần Tông.
  7. Nghiên
    Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  8. Gá tiếng
    Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
  9. Nam tử
    Đàn ông, con trai (từ Hán Việt).
  10. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  11. Châu
    Hạt ngọc trai.
  12. Nguộc
    Ngọc (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
  13. Duyên số
    Số phận về tình duyên như được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo.
  14. Rế
    Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.

    Đan rế

    Đan rế

  15. Kim cang
    Một loại cây dây leo mọc hoang tại các tỉnh miền núi và trung du nước ta, còn có tên gọi là khúc khắc, thổ phục linh, củ cun, kim cang mỡ, cây nâu... Củ và lá cây là vị thuốc chữa các bệnh như ghẻ lở, đau nhức. Thân cây khi phơi khô trở nên rất bền chắc, hay được dùng để đan lát đồ gia dụng.

    Dây kim cang

    Dây kim cang

  16. Đũa bếp
    Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.

    Đôi đũa bếp

    Đôi đũa bếp

  17. Có bản chép: mới.
  18. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  19. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  20. Nhái bầu
    Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.

    Nhái bầu trơn

    Nhái bầu trơn

  21. Côn Bằng
    Cũng gọi là Bằng Sơn, dân gian gọi là rú (núi) Bờng, một ngọn núi cao 230m thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh . Trên núi có mộ tổ Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh.
  22. Quỳnh Viên
    Tên chữ là Nam Giới, cũng gọi là rú (núi) Bể hoặc rú Sót, một dãy núi thuộc địa bàn xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh . Trên núi có đền Chiêu Trưng thờ danh tướng Lê Khôi, khai quốc công thần nhà Lê sơ.

    Đền Chiêu Trưng trên núi Quỳnh Viên

    Đền Chiêu Trưng trên núi Quỳnh Viên

  23. Rú Bin
    Một ngọn núi (rú) đá phấn nhỏ thuộc địa phận xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
  24. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  25. Gin
    Gần (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  26. Rú Mã
    Cũng nói và viết là rú Mả, một ngọn núi nhỏ hình yên ngựa (mã) thuộc địa phận xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, trên trồng nhiều chè.
  27. Chin
    Chân (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  28. Hồng Lĩnh
    Tên dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, cùng với sông Lam là biểu tượng cho xứ Nghệ (bao gồm Hà Tĩnh và Nghệ An). Theo một số nghiên cứu, đây là cố đô của Việt Thường, thủy tổ của dân tộc ta, trước khi dời về dãy Nghĩa Lĩnh, bắt đầu thời đại các vua Hùng.

    Núi Hồng Lĩnh nhìn từ Can Lộc

    Núi Hồng Lĩnh nhìn từ Can Lộc

  29. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  30. Vượn
    Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.

    Vượn tay trắng

    Vượn tay trắng thuộc chi vượn lùn

  31. Cầm canh
    Báo hiệu từng canh (trống cầm canh). Cũng được dùng để tả âm thanh vang lên từng lúc, thường trong đêm tối.
  32. Khôn
    Khó mà, không thể.
  33. Khó
    Nghèo.
  34. Khoai lang
    Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang