Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ăn mày đánh đổ cầu ao
    Ăn mày được ít gạo mang ra cầu ao đãi để về thổi cơm, chẳng may lại đánh đổ xuống nước mất. Ý nói đã nghèo lại khổ thêm. Người ta thường dùng câu này để than phiền rằng, đã khổ lại gặp sự không may, đã nghèo lại gặp thêm cảnh khốn khó. Ý nghĩa cũng gần giống câu “chó cắn áo rách”. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  2. Trợt ăn
    Mất ăn (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
  4. Ở giá
    Ở góa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Xởi lởi
    Có thái độ cởi mở, dễ tiếp xúc, hòa đồng với mọi người.
  6. Xo ro
    Có thái độ khép kín, thui thủi một mình.
  7. Tam Quan
    Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.

    Dừa Tam Quan

    Dừa Tam Quan

  8. Dĩa bàng thang
    Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
  9. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  10. Khao
    (Giọng nói) không trong, không rõ âm, thường do cổ bị khô.
  11. Thổ đồng
    (Giọng nói) trầm và ngân vang.
  12. Bánh chưng
    Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  13. Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
    Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.
  14. Dầu
    Để đầu trần (phương ngữ).
  15. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  16. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  18. La Mạc
    Một địa danh nay thuộc xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, có nghề trồng khoai từ lâu đời.
  19. Cao Điền
    Một địa danh nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Vùng này có nghề truyền thống là trồng trầu không.
  20. Hạnh Lâm
    Tên một xã thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ngày xưa đây là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều sản vật.
  21. Văn Chấn
    Một làng nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (phân biệt với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
  22. Mấn
    Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  23. Cát Ngạn
    Một địa danh nay thuộc xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Cát Ngạn cũng là tên một tổng của Nghệ An ngày trước.