Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Điều
    Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.

    Quả và hạt điều

    Quả và hạt điều

  2. Đồng Tháp
    Một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia, nổi tiếng với những đầm sen, bàu sen... Ngó và hạt sen là những đặc sản của vùng này.

    Đầm sen Đồng Tháp

    Đầm sen Đồng Tháp

  3. Võ Duy Dương
    (1827-1866) Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866) ở Đồng Tháp Mười. Ông giữ chức Thiên hộ, nên cũng được gọi là Thiên Hộ Dương. Ông sinh ra ở Bình Định, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, giỏi võ nghệ. Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm Gia Định rồi đánh chiếm thành Mỹ Tho (tháng 4/1861). Từ đó đến năm 1866, ông lần lượt liên kết với các thủ lĩnh nghĩa quân khác như Nguyễn Hữu Huân, Trương Định, Đốc binh Kiều, Trương Quyền... đánh Pháp. Tháng 10/1866, ông dùng thuyền theo đường biển ra Bình Thuận để cầu viện sự giúp đỡ của triều đình và liên lạc với nghĩa sĩ miền Trung nhằm gây dựng lại lực lượng, nhưng chẳng may đến cửa biển Cần Giờ thì bị cướp biển sát hại. Tại Gò Tháp (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) nay vẫn còn đền thờ ông.

    Tượng Võ Duy Dương

    Tượng Võ Duy Dương

  4. Đùm đậu
    Đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau (giữa những người nghèo khổ).
  5. Én
    Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.

    Chim én

    Chim én

  6. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  7. Ở vậy
    Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
  8. Núi Bà
    Một dãy núi nằm địa phận huyện Phù Cát, phía Nam đầm Đạm Thủy, Bình Định, gồm trên sáu mươi ngọn cao thấp khác nhau, nổi bật là hòn Hang Rái ở phía đông bắc, hòn Hèo ở phía Đông - Nam và đỉnh cao nhất, tới gần 900 m, là hòn Chuông (Chung Sơn) ở phía Tây. Nếu nhìn toàn cảnh núi Bà thì thấy vùng quanh hòn Chuông tương đối bằng phẳng, giống như một cái chiêng đồng úp sấp mà núm chiêng chính là hòn Chuông. Có lẽ bởi dáng núi như vậy mà người ta đã đặt tên chữ cho núi Bà là Phô Chinh Đại Sơn (nghĩa là núi lớn bày chiêng). Núi Bà là một danh thắng của tỉnh Bình Định.

    Núi Bà

    Núi Bà

  9. Hòn Vọng Phu
    Hai khối đá, một cao, một thấp trông giống một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa trên đỉnh núi Bà, thuộc thôn Chánh Oai, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

    Núi Bà ở Bình Định

    Núi Bà ở Bình Định, trên đỉnh là hòn Vọng Phu.

  10. Núi Mục
    Một ngọn núi nằm ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Núi Mục Sơn mằm trong quần thể khu di tích Lam Kinh, gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm của thời hậu Lê.
  11. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  12. Có bản chép: Ấu sen lẫn lộn một bồn.
  13. Hạnh
    Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnhnết tốt.
  14. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  16. Ba La
    Một địa danh nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau xanh.
  17. Vạn Tượng
    Tên một làng nay thuộc xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Khúc đổ ra biển bằng cửa Đại Cổ Lũy. Tại đây nổi tiếng với đặc sản là don.
  18. Mốc thích
    Mốc thếch, mốc đến trắng xám ra (phương ngữ Nam Bộ).
  19. Giao ca
    Gá duyên, kết nghĩa vợ chồng (phương ngữ Nam Bộ).
  20. Lài
    Thoai thoải.
  21. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  22. Bợm
    Kẻ chuyên lừa bịp, nhiều mánh khóe (bịp bợm), hoặc kẻ sành sỏi về ăn chơi (bợm nhậu, bợm bạc).
  23. Đấu vật
    Môn võ cổ truyền, đồng thời cũng là trò chơi dân gian phổ biến trong các dịp hội hè đình đám ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ.

    Xem thêm bài khảo cứu Vật cổ truyền Việt Nam của Phan Quỳnh.

    Đấu vật trên tranh dân gian Đông Hồ

    Đấu vật trên tranh dân gian Đông Hồ

  24. Máy gân
    Đường gân rung khẽ, co giật nhẹ ngoài ý thức (thường do trạng thái kích động, hưng phấn).
  25. Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài hò mái nhì.

  26. Hàm tiếu
    Nụ cười chúm chím (hàm nghĩa là ngậm trong mồm, tiếu là nụ cười).
  27. Tuần Châu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tuần Châu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  28. Vân Sàng
    Còn gọi là sông Vân, là một nhánh của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp, qua huyện Hoa Lư rồi vào thành phố Ninh Bình. Tục truyền, xưa kia khi Dương Hậu, vợ vua Đinh Tiên Hoàng đặt giường trên sông này ở xã Thiện Trạo, huyện Yên Khánh để đón tiếp tướng quân Lê Hoàn đến, trên trời có sắc mây hiển hiện, nên gọi là Vân Sàng. Sông Vân chảy qua nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như núi Ngọc Mỹ Nhân, chợ Rồng, chùa Non Nước...

    Cùng với núi Dục Thuý, sông Vân tạo thành biểu tượng của thành phố Ninh Bình, gọi là vùng đất "núi Thúy sông Vân."

    Sông Vân núi Thúy

    Sông Vân núi Thúy