Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Kỉnh
    Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
  2. Mệ
    Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Ôông
    Phát âm là "ôn," biến thể ngữ âm của "ông" ở một số địa phương Bắc Trung Bộ.
  4. Câu này thường chỉ việc nhỏ tuổi trong gia đình chết trước người lớn tuổi, như con cái chết trước cha mẹ.
  5. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  6. Thủy tề
    Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
  7. Ăn như Thủy Tề đánh vực
    Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  8. Sơn băng thủy kiệt
    Núi lở, sông cạn (thành ngữ Hán Việt). Tiếng Việt ta có thành ngữ tương tự là sông cạn đá mòn, thường dùng để thề nguyền. Ở một số ngữ cảnh, đây được coi là điềm báo đất nước sắp gặp họa lớn, dân chúng phải lầm than khổ sở.
  9. Nhật nguyệt
    Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.

    Mai sau dầu đến thế nào,
    Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần

    (Truyện Kiều)

  10. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  11. Bẻ cò
    Bẻ gập lại thành từng khúc để đếm (mỗi khúc là một lần).
  12. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Cu li
    Từ tiếng Pháp coolie, chỉ người lao động làm những công việc nặng nhọc.
  14. Úm
    Ôm ấp, che chở.
  15. Có tiếng có tăm
    Cách nói nhấn mạnh của từ "tiếng tăm."
  16. Nghì
    Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).
  17. Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

    Súng thần công tại Đại Nội, cố đô Huế

  18. Đạn súng thần công tìm thấy Huế

    Đạn súng thần công tìm thấy ở Huế

  19. Xanh nhà chỉ lúa chín non đã được gặt về nhà; già đồng là lúa chín ngoài đồng. Lúa chín già thì hạt sẽ chắc mẩy, cho năng suất cao, nhưng chẳng may gặp thiên tai, bão gió mà không gặt kịp thì có khi bị mất trắng. Do vậy, dẫu lúa chưa chín hẳn cũng cần gặt về cho "chắc ăn."
  20. Dặm
    Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
  21. Đày
    Đày đọa, dày vò.
  22. Tày
    Bằng (từ cổ).
  23. Tỉa
    Trồng bằng cách gieo hạt (bắp, đậu...). Ở một số vùng từ nãy cũng gọi là trỉa.
  24. Độ
    Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
  25. Trà Ôn
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, là vùng chuyên canh lúa và cây ăn trái của tỉnh. Huyện có cù lao Mây trên sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch vườn. Ngoài ra Trà Ôn còn có chợ nổi ngay ngã ba sông Hậu và sông Mang Thít, quy tụ nhiều ghe thuyền đông vui tấp nập. Đến Trà Ôn, du khách còn có thể viếng lăng Thống chế Điều Bát, chùa Gò Xoài, đình Thiện Mỹ, đình Hậu Thạnh...

    Chợ nổi Trà Ôn

    Chợ nổi Trà Ôn

  26. Cá bẹ
    Còn gọi cá cháy, một loại cá thường gặp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tại các vùng nước biển ven bờ hoặc nước sông đục có dòng chảy mạnh. Cá bẹ có thân hình thon dẹt, đỉnh đầu trơn không có vân, toàn thân phủ vảy to, lưng có màu xanh lá cây. Thịt cá bẹ ngon nhưng có nhiều xương nhỏ và dài.

    Cá bẹ (cá cháy)

    Cá bẹ

    Ở vùng biển Bắc Bộ cũng có một loài cá bẹ, còn gọi là cá đé, thịt ngon thuộc hàng "tứ quý" (chim, thu, nhụ, đé).

  27. Cù lao An Bình
    Một cù lao nằm giữa sông Tiềnsông Cổ Chiên, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao gồm 4 xã là An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú.

    Cù lao An Bình

    Cù lao An Bình

  28. Gành Bà
    Một gành đá nằm ở phía bắc vịnh Xuân Đài, dọc theo bán đảo Xuân Thịnh, tỉnh Phú Yên.

    Hòn Chùa nhìn từ Gành Bà

    Hòn Chùa nhìn từ Gành Bà

  29. Gành Ông
    Một ghềnh đá thuộc địa phận thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách Gành Bà chừng một cây số.

    Gành Ông

    Gành Ông