Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  2. Cơ trời đất
    Cơ nghĩa là "máy." Người xưa quan niệm trời đất là một cỗ máy, vì vậy có từ "thiên cơ" nghĩa là máy trời.
  3. Tang bồng
    Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
  4. Thanh Hoa
    Tên cũ của tỉnh Thanh Hóa, bao gồm toàn bộ tỉnh Thanh Hóa ngày nay và một phần của tỉnh Ninh Bình.
  5. Đinh Công Tráng
    (1842 - 1887) Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Ông quê làng Tráng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, ông gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883. Sau khi cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại, ông rút về về Nghệ An, định gây dựng lại phong trào, nhưng không may hi sinh trong một trận đánh vào ngày 5/10/1887. Tướng Pháp Mason nhận định: "[Ông là] Người có trật tự, trọng kỉ luật, cương trực, hay nghiêm trị những thủ hạ quấy nhiễu dân; có chí nhẫn nại, biết mình biết người, không bao giờ hành binh cẩu thả, giỏi lập trận thế."
  6. Ý nhắc đến trận đánh năm Nhâm Ngọ (1882) của nghĩa quân của Đinh Công Tráng, trong đó nghĩa quân cướp được tới 50 khẩu súng.
  7. Nga Sơn
    Tên một huyện ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa Ba Đình và chiếu cói Nga Sơn.
  8. Thần công
    Vũ khí hạng nặng, sử dụng thuốc súng hoặc các nhiên liệu cháy nổ khác để đẩy một viên đạn đi xa. Có sức sát thương lớn, súng thần công thường dùng để chống bộ binh và phá thành.

    Súng thần công

    Súng thần công

  9. Châu sa
    Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)

    Lòng đâu sẵn mối thương tâm
    Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
    (Truyện Kiều)

  10. Bển
    Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
  11. Ngầy
    Phiền nhiễu, bực mình.
  12. Ô đước
    Một loại cây mọc theo mé sông, bờ suối các cánh rừng Nam Bộ. Cây không lớn lắm, đường kính thân cây độ 25-30 cm, lá lớn, mặt trên lá láng bóng. Vỏ cây ô đước thường được khai thác, phơi khô, tán ra thành bột để làm nhang.

    Nghề làm nhang

    Nghề làm nhang

  13. Bời lời
    Một loại cây được trồng để khai thác vỏ và gỗ, thường gặp ở cửa rừng và ven khe suối lớn. Vỏ bời lời được dùng làm thuốc, nguyên liệu keo dán sơn trong công nghiệp chế biến, làm nhang đốt; lá dùng làm thức ăn gia súc. Gỗ bời lời có màu nâu vàng, cứng không bị mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ, làm nguyên liệu giấy...

    Lá bời lời

    Lá bời lời

  14. Sao
    Một loại cây thân gỗ lớn, cho gỗ cứng và quý, đồng thời thường được trồng để lấy bóng râm.

    Hàng cây sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội

    Hàng cây sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội

  15. Sến
    Loại cây cho gỗ lớn, mọc rải rác trong các cánh rừng rậm từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Quảng Bình. Gỗ sến màu đỏ nâu, cứng, được xếp vào nhóm tứ thiết (bốn loại gỗ cứng như sắt) cùng với đinh, limtáu.

    Cây sến

    Cây sến

  16. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  17. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  18. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  19. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  20. Sa Đéc
    Địa danh nay là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt." Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này, lại có quan điểm cho rằng nguyên gốc tên gọi Phsar Dek là tên một vị thủy thần Khmer. Từ những ngày mới thành lập, vùng đất Sa Đéc đã nổi tiếng hưng thịnh.

    Làng hoa Sa Đéc

    Làng hoa Sa Đéc

  21. Phèn
    Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
  22. Đèn măng-sông
    Phiên âm từ tiếng Pháp manchon, một loại đèn được thắp bằng xăng hay dầu hỏa. Đèn rất sáng, nên trước đây thường được thắp ở chợ, thành phố, các khu dân cư đông đúc. Hiện nay đèn vẫn được các ngư dân dùng khi đi câu cá, câu mực về đêm.

    Đèn măng-sông

    Đèn măng-sông

  23. Phú Mỡ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
  24. Cây Dừng
    Địa danh nay thuộc địa phận xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
  25. Chợ Kỳ Lộ
    Phiên chợ vùng cao nay thuộc địa phận xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, nằm sát đường số 6 đi từ La Hai đến Phú Mỡ. Chợ họp mỗi tháng chín phiên, là trung tâm giao lưu trao đổi thổ sản giữa miền núi, đồng bằng và duyên hải.
  26. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  27. Họa đồ
    Bức tranh vẽ cảnh vật, sông núi (từ Hán Việt).
  28. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  29. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  30. Ác đen đậu cây quế
    Chỉ sự không tương xứng, thường là trong quan hệ lứa đôi.
  31. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  32. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  33. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc hoặc con Nhứt Trò.
  34. Ông từ
    Người (thường là cao tuổi) chuyên lo việc trông coi các đền, chùa, miếu mạo.