Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Dạ
    Bên trong. Thường được dùng để chỉ tình cảm con người.
  2. Có bản chép: Tôi.
  3. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  4. Loang toàng
    Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
  5. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  6. Ô danh
    Tiếng xấu (từ Hán Việt).
  7. Dẽ giun
    Tên chung của một số loài chim lội nước có mỏ dài, thẳng, có màu lông xam xám, pha lẫn chút lấm tấm trắng mốc ở ngực và hai bên cánh. Ở một số địa phương, chim dẽ giun cũng được gọi là con choi choi hoặc con thọc trùn.

    Dẽ giun

    Dẽ giun

  8. Run như dẽ
    Theo Hoàng Tuấn Công, chim dẽ giun có một tập tính kỳ lạ là thân mình liên tục cử động: đầu gật, đuôi giật, mình thì rung rung theo nhịp bước chân, khiến người ta có cảm giác chúng thường run lẩy bẩy, đặc biệt là khi chim trống quyến rũ chim mái.
  9. Thạch Sùng
    Tên một vị quan nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng là nhân vật xa hoa giàu có đương thời. Giữa ông và Vương Khải từng có cuộc thi xem nhà ai giàu có hơn. Cũng vì gia sản này mà Thạch Sùng gặp tai họa, bị triều thần chém chết năm 52 tuổi.

    Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có truyện Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, theo đó Thạch Sùng là một phú hộ giàu có, tự đắc rằng nhà không thiếu thứ gì. Vương Khải cược với Thạch Sùng toàn bộ gia sản, cuối cùng khi đòi đến mẻ kho thì Thạch Sùng không có, đành chịu mất hết cơ nghiệp. Ông chết hoá thành con thạch sùng, suốt ngày chắc lưỡi tiếc của.

  10. Mẻ kho
    Mảnh vỡ của nồi đất, có thể tận dụng để kho cá.
  11. Dầu dừa
    Dầu làm từ quả dừa, rất thơm, ngày xưa thường được phụ nữ bôi lên tóc để tóc bóng mượt.

    Dầu dừa

    Dầu dừa

  12. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  13. Cỏ may
    Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.

    Hồn anh như hoa cỏ may
    Một chiều cả gió bám đầy áo em

    (Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)

    Cỏ may

    Cỏ may

  14. Thốt Nốt
    Địa danh nay là một quận thuộc thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ, đình và một số công trình, địa điểm khác cùng mang tên Thốt Nốt, nhưng lại không có cây thốt nốt.
  15. Cờ Đỏ
    Địa danh nay là một huyện trực thuộc thành phố Cần Thơ. Vào đầu thế kỉ 20, tại Cần Thơ có nhiều đồn điền lớn, mỗi đồn điền chọn một màu cờ (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen...) để cắm mốc địa giới của mình. Đồn điền Domaine Agricole de l’Ouest chọn cờ màu đỏ. Dần dần vì cái tên "Domaine Agricole de l’Ouest" khó đọc, khó nhớ, nên người dân gọi là đồn điền Cờ Đỏ, lâu ngày thành tên.
  16. Có bản chép: Để anh đi làm mướn.
  17. Những năm 1935-1965, Thốt Nốt được coi là trung tâm võ đài của miền Tây Nam Bộ. Chợ Thốt Nốt khi ấy có lập đài để các võ sĩ đến từ khắp nơi (An Nam, Lào, Thái, Miến Điện, Ma-rốc...) thi tài. Sau này phong trào võ thuật không còn được như trước, nên xuất hiện dị bản "Để anh đi làm mướn..." thay vì "Để anh đi đánh võ..."
  18. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  19. Đãy
    Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.

    Mang đãy

    Mang đãy

  20. Nhược bằng
    Nếu như (từ cổ).
  21. Thanh la
    Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.

    Thanh la

    Thanh la

  22. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  23. Tháp Hưng Thạnh
    Tên một khu tháp của Chăm Pa, gồm hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau (nên gọi là tháp Đôi), hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

    Tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi)

    Tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi)

  24. Cầu Đôi
    Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.

    Cầu Đôi

    Cầu Đôi

  25. Nường
    Nàng (từ cũ).
  26. Có bản chép: Nem cá.
  27. Hòa Vang
    Địa danh nay là một huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng nhờ các địa điểm du lịch sinh thái như Bà Nà - núi Chúa, Suối Mơ...

    Tượng Phật trên đỉnh Bà Nà

    Tượng Phật trên đỉnh Bà Nà

  28. Bánh tổ
    Một loại bánh tết truyền thống của Quảng Nam. Bánh được chế biến từ nếp và đường, đựng trong những cái "rọ" bằng lá chuối. Bánh dẻo, ngọt, có thể cắt ăn ngay hoặc chiên giòn.

    Bánh tổ

    Bánh tổ

  29. Hội An
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.

    Vẻ đẹp của Hội An

    Vẻ đẹp của Hội An

  30. Trà Kiệu
    Một làng thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Là kinh đô của vương quốc Champa cổ, hiện nay ở Trà Kiệu vẫn còn lưu giữ các di chỉ, di tích khảo cổ quan trọng: thành cổ Trà Kiệu, đền, tượng, bệ thờ, phù điêu...

    Thành cổ Trà Kiệu

    Thành cổ Trà Kiệu

  31. Tam Kỳ
    Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trung tâm tỉnh. Trước đây (đến nửa đầu thế kỷ 20), địa danh Tam Kỳ còn dùng để chỉ một xã thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và “làng Tam Kỳ” cùng “làng Tứ Bàn” là hai trong các làng địa phương trước Cách mạng tháng Tám trực thuộc xã ấy.
  32. Nha lại
    Người giúp việc cho quan tri huyện, tri phủ.
  33. Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
    Mô tả hài hước cán bộ cấp thấp ("cán bộ quèn") thời bao cấp. "Xe cố vấn" tức là xe đạp vỡ, gãy, phải vấn (quấn) lại. Áo "chuyên gia" nghĩa là áo rách hở cả da thịt.
  34. Vi
    Vây.
  35. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  36. Giá thú
    Giá là lấy chồng, thú là lấy vợ. Giá thú vì thế chỉ việc cưới hỏi nói chung.
  37. Cớ mần răng
    Cớ làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
  38. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  39. Lịnh
    Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
  40. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  41. Gia nương
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  42. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  43. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  44. Trà My
    Một địa danh thuộc miền núi của tỉnh Quảng Nam, nay là hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, là địa bàn sinh sống của các dân tộc Ca Dong (Xê Đăng), M'nông, Co và Kinh. Trà My từ lâu nổi tiếng với đặc sản là cây quế.
  45. Bạch chỉ phân du
    Đường chỉ màu trắng bên trong vỏ quế. Cây quế nào có đường chỉ này là quế rất tốt.
  46. Cân tiểu li
    Loại cân dùng để cân những vật rất nhỏ (vàng, đá quý...) với độ chính xác cao.

    Một loại cân tiểu li

    Một loại cân tiểu li

  47. Ngọc liên thành
    Ngọc rất quý. Theo điển tích Trung Hoa, nước Triệu có viên ngọc bích là quốc bảo (xem thêm ngọc bích họ Hòa). Nước Tần đòi đổi 15 tòa thành để lấy viên ngọc này. Lạn Tương Như được Triệu vương cử đi sứ sang Tần, khi biết Tần vương có ý cướp ngọc mà không muốn đổi thành, Lạn Tương Như đã dọa đập vỡ ngọc, sau đó dùng kế để đưa ngọc về Triệu. Vì điển tích này mà ngọc bích họ Hòa còn được gọi là ngọc liên thành.

    Sau này thành ngữ "giá trị liên thành" dùng để chỉ những vật rất quý giá.

  48. Dĩa bàng thang
    Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
  49. Tôm càng
    Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.

    Tôm càng xanh

    Tôm càng xanh

  50. Tôm he
    Một loại tôm ngon và quý, đặc sản của vùng biển Quảng Ninh. Từ tôm he có thể chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng như ruốc tôm he, tôm he nhồi, tôm he nhúng...

    Tôm he

    Tôm he

  51. Ban cua lưỡi trắng
    Bệnh thương hàn, da nổi mẩn đỏ, lưỡi trắng.