Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Có con thì lòng cha mẹ vui hơn là khi có vàng mà không con (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  2. Cơm phiếu mẫu
    Một điển tích trong văn học Trung Quốc. Sở Vương Hàn Tín thuở hàn vi hay ngồi câu cá dưới thành, một bà làm nghề phiếu hàng lụa (giặt lụa đem phơi cho trắng) thương tình chia cho phần cơm. Được mươi bữa như thế, Tín cảm động hứa sau này sẽ cảm tạ, bà mới giận mắng: "Đại trượng phu không kiếm đủ miếng ăn, tôi thương tình mới cấp dưỡng chứ nào mong đền đáp?" Về sau Hàn Tín công thành danh toại, không quên ơn cũ, mời phiếu mẫu đến tặng nghìn vàng. Từ đó, cụm từ cơm phiếu mẫu được dùng để chỉ lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn (có nguồn giảng là sự đền đáp ơn sâu nặng).

    Nghìn vàng gọi chút lễ thường
    Mà lòng phiếu mẫu, mấy vàng cho cân!

    (Truyện Kiều)

  3. Gối Trần Đoàn
    Một điển tích trong văn học Trung Quốc. Trần Đoàn, hiệu Hi Di tiên sinh, là một ẩn sĩ sống vào cuối đời Đường, đầu đời Tống, nổi tiếng học thức uyên thâm, đặc biệt về y, dược, lý, số, được cho là người sáng lập khoa tử vi Trung Hoa. Vua Tống nhiều lần mời ra làm quan nhưng ông đều từ chối. Tương truyền ông có thuật ngủ rất sâu, có thể ngủ hơn một trăm ngày mới dậy. Cách nói giấc Trần Đoàn chỉ giấc ngủ ngon, vô tư, thoát tục, không mộng mị.

    Tượng Trần Đoàn lão tổ ở núi Hoa Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc)

    Tượng Trần Đoàn lão tổ ở núi Hoa Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc)

  4. Nương long
    Ngực. Cũng hiểu là hông, bụng. Hiểu rộng ra là suy nghĩ, lòng dạ.

    Phúc gặp chúa đẹp duyên cá nước
    Mở nương long dâng chước luận môn

    (Thiên Nam minh giám)

  5. Câu ca dao tương truyền là thơ của nhà nho Phan Văn Trị vịnh "tứ khoái" (theo quan niệm dân gian, gồm: ăn, ngủ, đụ, ỉa).
  6. Phụng loan
    Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượngloan.
  7. Rinh
    Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Cối
    Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).

    Cối đá

    Cối đá

  9. Tô tượng
    Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.

    Tượng Kim Cương ở chùa Mía, làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

    Tượng Kim Cương ở chùa Mía, làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

  10. Tày
    Bằng (từ cổ).
  11. Nia
    Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  12. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Chín Gối.
  13. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  14. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  15. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Sông An Cựu
    Con sông nhỏ, dài khoảng 30 km, là chi lưu của sông Hương chảy qua phía Nam thành phố Huế. Đây là một con sông đào, được đào vào năm Gia Long thứ 13 (khoảng 1815) để góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thủy, vì vậy mới có tên khác là Lợi Nông. Ngoài ra, sông An Cựu còn có các tên khác là Phủ Cam hay Thanh Thủy.

    Sông An Cựu

    Sông An Cựu

  17. Hói
    Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.

    Hói Quy Hậu

    Hói Quy Hậu

  18. Châu Ê
    Một địa danh thuộc thôn La Khê, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
  19. Nỏ
    Khô ráo.
  20. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  21. Bĩ cực thái lai
    Vận bĩ cùng cực thì vận thái đến. thái là tên hai quẻ trong Kinh Dịch. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc; quẻ thái tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Theo quan niệm xưa, mọi vật thường biến đổi, cái này cùng cực rồi sẽ chuyển sang cái khác, như bĩ cùng cực thì sẽ chuyển sang thái, tức là bế tắc cực độ rồi sẽ hanh thông, khốn cùng cực độ rồi sẽ thanh nhàn.

    Mới hay cơ tạo xoay vần,
    Có khi bĩ cực đến tuần thái lai.

    (Đại Nam Quốc sử diễn ca)

  22. Mãng cầu
    Miền Bắc gọi là na, một loại cây ăn quả cho quả tròn có nhiều múi (thực ra, mỗi múi là một quả) khi chín có vị ngọt, mùi rất thơm. Lá, hạt và rễ mãng cầu cũng là những vị thuốc dân gian.

    Trái mãng cầu

    Trái mãng cầu

  23. Quýt
    Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.

    Quả quýt

    Quả quýt

  24. Vả
    Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.

    Quả vả

    Quả vả

  25. Sông Vị Hoàng
    Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.

    Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:

    Sông kia rày đã nên đồng
    Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
    Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

  26. Bưng
    Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
  27. Điên điển
    Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...

    Bông điên điển

    Bông điên điển

    Gỏi bông điên điển và tép đồng

    Gỏi bông điên điển và tép đồng

  28. Sậy
    Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.

    Bãi sậy

    Bãi sậy

  29. Thái Bình
    Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.

    Bãi biển Đồng Châu

    Bãi biển Đồng Châu

  30. Tháng 7 năm 1980, phi công Phạm Tuân được Liên Xô đưa vào vũ trụ trong một chuyến bay cùng với đại tá người Nga Gorbatko theo chương trình Interkosmos. Bài ca dao nói về sự kiện này.