Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nạ
    Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
  2. Trai (gái) tơ
    Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
  3. Nạ dòng
    Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.

    Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.

  4. Thoàn
    Thuyền (cách phát âm của người Nam Bộ ngày trước).
  5. Trăng quầng
    Hiện tượng một quầng sáng có dạng một vành tròn bao quanh mặt trăng (xem hình dưới). Trăng quầng thường xuất hiện khi trời trong, mây nhẹ và bay cao (mây tích). Ánh sáng của mặt trăng sẽ bị lệch đi một góc cố định khi đi qua những tinh thể băng (nước đá) chứa đầy trong những đám mây này và tạo thành quầng của trăng. Vì trăng quầng chỉ xuất hiện khi trời trong, mây bay cao và không mang mưa nên ông bà ta coi đây là dấu hiệu báo trời hạn (không mưa).

    Trăng quầng.

    Trăng quầng

  6. Trăng tán
    Hiện tượng một vầng sáng hình tròn giống như cái tán bao quanh mặt trăng (xem hình dưới). Trăng tán thường xuất hiện khi bầu trời có nhiều mây thấp mang mưa cũng như khi trong không khí chứa nhiều hơi nước. Tán sáng chúng ta nhìn thấy là do ánh sáng từ mặt trăng bị nhiễu xạ bởi những hạt nước nhỏ li ti trên bầu trời mà tạo thành. Chính vì vậy mà ông bà ta coi trăng tán như là một dấu hiệu báo trời sắp mưa.

    Trăng tán

    Trăng tán

  7. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  8. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Lia thia
    Còn được gọi với các tên cá thia thia, cá thia, cá cờ, một loại cá nước ngọt, có kích cỡ nhỏ, vảy khá sặc sỡ nên thường được nuôi làm cảnh.

    Cá thia thia

    Cá lia thia

  10. Cỏ đuôi phụng
    Cũng gọi là cỏ lông công, một loại cỏ thường gặp ở các ao hồ, ruộng lúa. Hoa của loại cỏ này có nhiều nhánh mọc xòe ra như đuôi chim phượng hoặc đuôi công, nên có tên như vậy.

    Cỏ đuôi phụng

    Cỏ đuôi phụng

  11. Bình vôi
    Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  12. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Bàn binh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  14. Miếu
    Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

  15. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  16. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  17. Chữ "chẳng" trong câu này và câu sau có bản chép là "thẳng."
  18. Châu
    Hạt ngọc trai.
  19. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  20. Hữu
    Bên phải (từ Hán Việt).
  21. Tả
    Bên trái (từ Hán Việt).
  22. Thiên Lý Mã, Vạn Lý Vân
    Tên hai con ngựa được nhắc đến trong tác phẩm Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa kể về dòng họ Dương của danh tướng Dương Nghiệp đời Bắc Tống, Trung Quốc. Đây là hai con ngựa quý của Bát Vương (Thiên Lý Mã nghĩa là ngựa chạy ngàn dặm, còn Vạn Lý Vân nghĩa là mây bay vạn dặm).
  23. Câu
    Con ngựa non (từ Hán Việt).
  24. Tế
    Chạy lồng lên, chạy nước đại.
  25. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  26. Nứa
    Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).

    Bụi nứa

    Bụi nứa

  27. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  28. Đậu nành
    Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...

    Hạt và các sản phẩm từ đậu nành

    Hạt và các sản phẩm từ đậu nành

  29. Mồng tơi
    Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.

    Mồng tơi

    Mồng tơi

    Hoa mồng tơi

    Hoa mồng tơi

  30. Đơm
    Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  31. Khó
    Nghèo.
  32. Tay gà bới: các ngón tay xòe ra. Tay chó bới: các ngón tay chụm lại.