Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  2. Cu gáy
    Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  3. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  4. Miệt Hai Huyện
    Còn có tên là miệt Chợ Thủ hay miệt Ông Chưởng ("miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền). Đây là địa danh chỉ vùng cù lao Ông Chưởng, nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, không phải là địa danh Chợ Thủ ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, cái tên Hai Huyện bắt nguồn từ tên huyện Tân Bình và huyện Phước Long, hai đơn vị hành chính đầu tiên được chúa Nguyễn thiết lập ở miền Nam, tương ứng với Sài Gòn và Biên Hòa ngày nay. Khi quan Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh tiến quân vào đánh Campuchia, người dân và binh sĩ từ hai huyện này đã theo chân ông đến An Giang lập nghiệp.

    Miệt Chợ Thủ xưa nay là khu vực trù phú, văn minh ở miền Tây. Tại đây có nghề vẽ tranh kiếng thủ công và nghề mộc khá nổi tiếng.

    Tranh kiếng ở Chợ Mới, An Giang

    Tranh kiếng ở Chợ Mới, An Giang

  5. Cơ hàn
    Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.

    Bạn ngồi bạn uống rượu khan
    Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!

    (Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)

  6. Con so
    Con đầu lòng.
  7. Con rạ
    Con từ đứa thứ hai trở đi, phân biệt với con so.
  8. Sinh con so (sinh lần đầu) thì nên về nhà mẹ đẻ để dễ bề chăm sóc, lo lắng. Từ con rạ (con thứ) trở đi thì đã có kinh nghiệm sinh nở, nên có thể ở nhà chồng.
  9. Chích chòe
    Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.

    Chích chòe lửa

    Chích chòe lửa

  10. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Chát là
    Ác là (phương ngữ Phú Yên).
  12. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  13. Sau hơn một ngàn năm lệ thuộc Trung Hoa, Việt Nam giành được độc lập và Ngô Quyền thiết lập một vương triều tự chủ. Cuối đời nhà Ngô có 12 sứ quân nổi dậy đánh lẫn nhau trong suốt 20 năm khiến dân tình khổ sở. Kết cuộc, họ phải khuất phục dưới tay Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh, tức Đinh Tiên Hoàng, sau sáng lập ra vương triều Đinh. Phán xét sự tranh giành quyền lực của các sứ quân và chiến thắng của Đinh Bộ Lĩnh, dân gian đã tóm gọn trong câu ca dao này.
  14. Chợ Bưởi
    Ngôi chợ thuộc làng Bưởi, thuộc Thăng Long - Hà Nội. Chợ nằm ở Ngã ba Lạc Long Quân – Thụy Khê ngày nay, là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm các làng nghề vùng Bưởi như lĩnh của Yên Thái, Bái Ân, giấy của Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, dụng cụ sản xuất nông nghiệp của Xuân La, Xuân Đỉnh. Nơi đây cũng là chỗ để người dân lân cận mang cây, con giống đến bán, nên người Pháp trước đây cũng gọi là chợ Làng Lợn.

    Vào thời nhà Lý, khu vực này sử dụng làm pháp trường, tử tội bị chém đầu và vùi thây tại đây. Người ta đồn rằng, vào phiên chợ Bưởi cuối năm các hồn ma từ âm phủ hiện về trà trộn với người trần đi sắm hàng Tết, do đó phiên chợ này từng được gọi là phiên chợ Ma Phường.

    Chợ Bưởi ngày xưa

    Chợ Bưởi ngày xưa

  15. An Mỹ
    Xưa có tên là làng Tò, nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bao gồm sáu làng nhỏ: Tô Trang, Tô Đàm, Tô Xuyên, Tô Đê, Tô Hồ, và Tô Hải. Tại đây có đặc sản gà Tò, ngày trước dùng để tiến vua.

    Gà Tò

    Gà Tò

  16. Tả Thanh Oai
    Tên Nôm là kẻ Tó, một làng xưa thuộc tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng thời Lê, nay là một xã thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Làng được mệnh danh là "làng khoa bảng," vì xưa kia có nhiều người đỗ đạt.

    Một góc làng Tả Thanh Oai ngày nay

    Một góc làng Tả Thanh Oai ngày nay

  17. Vạn Đồn
    Cũng có tên là làng Vó, một làng nay thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đây là một làng cổ, xưa kia nổi tiếng với nghề đan và bán . Đọc thêm về làng Vạn Đồn.
  18. Cổ Am
    Tên cũ là Úm Mạt, một làng nằm ở tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Làng này nổi tiếng là nơi sinh ra nhiều nhân tài và học giả lớn của nước ta như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà nho Trần Lương Bật, Trần Công Hân...
  19. Làng Cổ Am ngày xưa lắm người đỗ đạt nên người ta ví ở đó có nhiều bà mẹ đẻ ra người tài.
  20. Hành Thiện
    Tên một làng cổ, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi làng cổ nổi tiếng có truyền thống văn hóa, có nhiều người đỗ đạt. Tại đây có di tích chùa Keo Hành Thiện (chùa Keo Hạ, để phân biệt với chùa Keo Thượng), một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
  21. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  22. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  23. Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
    Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
  24. Làng Vòng
    Tên một làng nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Làng Vòng nổi tiếng với cốm làng Vòng, một đặc sản không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả nước ta.

    Cốm làng Vòng

    Cốm làng Vòng

  25. Gạo tám xoan
    Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.

    Gạo tám xoan Hải Hậu

    Gạo tám xoan Hải Hậu

  26. Mễ Trì
    Địa danh nay là một phường thuộc quận Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Mễ Trì ngày xưa có tên là Anh Sơn, là một vùng đất đai phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng với giống lúa tám thơm. Theo dã sử, vua Lê Đại Hành là người đã đổi tên Anh Sơn thành Mễ Trì, nghĩa là "ao gạo."
  27. Bần Yên Nhân
    Gọi tắt là làng Bần, một địa danh nay là thị trấn huyện lị của huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Làng Bần nổi tiếng với tương Bần, loại tương đặc trưng của miền Bắc, được sản xuất từ thế kỉ 19.

    Tương Bần

    Tương Bần

  28. Yên Lãng
    Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.

    Húng Láng

    Húng Láng

  29. Bây lớn
    Chỉ lớn chừng này (phương ngữ Trung Bộ).