Ngẫu nhiên
-
-
Ôm củi chữa cháy
Dị bản
Ôm củi chữa cháy
-
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Chỉ đâu mà buộc ngang trời
Tay đâu mà bụm miệng người thế gian -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Làm trai như thế mới khôn
Làm trai như thế mới khôn
Ăn cơm dùng đũa, rờ lồn dùng tay -
Tre già làm cọc bờ rào
Tre già làm cọc bờ rào
Tre non làm lạt buộc vào cọc tre
Tre già thấy sự khó nghe
Mắng rằng: Mày định trói què tao ư?
Con nhà vô phúc thế ru!
Đẻ ra cho lắm, con hư cũng sầu.
Tre non nghe nói cúi đầu
Sụt sùi kể lại mấy câu sau này:
Thưa cha sự trói cha đây
Thực tình chẳng phải tự tay con nào
Chẳng qua người cậy có dao
Chẻ con làm lạt buộc vào cổ cha
Người làm ta lại buộc ta
Để ta gìn giữ cửa nhà họ yên. -
Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời
-
Gái phải hơi trai như thài lài gặp cứt chó
Dị bản
Gái gặp hơi trai như khoai gặp hơi cuốc
Trai gặp hơi gái đứt ruột còng lưng
-
Rau đắng nấu với cá trê
-
Kiến hổ, khổ ba năm
-
Sáng trăng sáng cả sau nương
-
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to -
Chuột chù ăn trù đỏ môi
-
Gọi đò chẳng thấy đò sang
Gọi đò chẳng thấy đò sang
Phải chăng bến cũ phũ phàng khách xưa -
Dế kêu ngâm tình thâm nghĩa trọng
Dế kêu ngâm tình thâm nghĩa trọng,
Anh liệt chiếu liệt giường vì bởi thương em -
Ở bể vào ngòi
-
Chồng đánh bạc, vợ đánh bài
Chồng đánh bạc, vợ đánh bài
Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng -
Hò chơi bên gái, bên trai
Hò chơi bên gái, bên trai
Xin cùng cô bác đừng ai nghi ngờ -
Trông xa cứ tưởng bí tây
-
Của đi thay người
Của đi thay người
Chú thích
-
- Bôi tro trát trấu
- Làm nhục, bôi nhọ danh dự người thân bằng những hành vi xấu của mình.
-
- Ôm củi chữa lửa
- Có nguồn gốc từ thành ngữ Trung Quốc 抱薪救火 Bão tân cứu hỏa, chỉ việc trừ họa bằng phương pháp sai lầm, làm cho tai hại thêm lên.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Thài lài
- Cây thân cỏ, thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm, lá hình trái xoan nhọn, hoa màu xanh lam hay tím. Được dùng làm thuốc chữa viêm họng, viêm thận, phù thũng, phong thấp, viêm khớp, rắn cắn...
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Kiến
- Gặp, trông thấy (từ Hán Việt).
Nhớ câu "kiến ngãi bất vi"
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Làm mọn
- Làm vợ lẽ (mọn có nghĩa là nhỏ).
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.