Ngẫu nhiên
-
-
Anh đi đâu, áo khoác áo cài
Anh đi đâu, áo khoác áo cài
Có thương, cởi bớt áo ngoài ra cho
Áo ngoài những bụi cùng tro
Anh cởi áo giữa, thơm tho mọi mùi -
Nhà giàu yêu kẻ thật thà
Nhà giàu yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần -
Em còn bé dại thơ ngây
Em còn bé dại thơ ngây
Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên
Cho nên duyên chẳng vừa duyên
Có thương thì vớt em lên hỡi chàng -
Bao giờ cho đất Quan Nha
-
Thất tình chẳng biết làm sao
Thất tình chẳng biết làm sao
Đổ nước vào dĩa làm ao trầm mình -
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền,
Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau -
Lên non đón gió lấy trầm
-
Mặt trời vừa lặn mặt trăng vừa ló
Mặt trời vừa lặn, mặt trăng vừa ló
Thấy em đứng đó, lại đây anh than vãn đôi lời
Trước có cô, sau có bác
Rồi mới có vợ chồng mình đó em ơi -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cô kia, cô kỉa, cô kìa
Cô kia, cô kỉa, cô kìa
Người cô thế ấy, cái kia thế nào?
– Nó xinh, nó xỉnh, nó xình
Nó cũng như mình, nó đã có ria -
Chợ Gôi, chợ Choi, chợ Bè
-
Cá sẩy cá lớn
-
Cao nấm ấm mồ
-
Còn duyên kén cá chọn canh
-
Anh tới nơi đây nhắm hướng đắp nền
-
Tre già anh để pha nan
-
Anh xót ngọc tiếc hương sao ngoài sương không che đậy
Anh xót ngọc tiếc hương sao ngoài sương không che đậy
Để lúc gần tàn, anh tiếc vậy uổng công -
Muốn ăn cơm nắm bằng mo
-
Đến đây hỏi khách nhà nông
-
Đêm khuya vắng vẻ anh thỏ thẻ hỏi nàng
Chú thích
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Quan Nha
- Tên một làng nay thuộc xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Chợ Gôi
- Một ngôi chợ truyền thống ở xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Choi
- Một ngôi chợ nay thuộc địa phận xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Chợ Bè
- Một ngôi chợ truyền thống ở làng Thịnh Xá, tổng Yên Ấp, nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Cá sẩy cá lớn
- Con cá sẩy mất rồi, không ai thấy thì muốn khoe khoang, khoác lác nó lớn thế nào cũng được.
-
- Cao nấm ấm mồ
- Nói về tập tục tảo mộ của dân ta. Mộ của dân thường ngày trước chủ yếu đắp bằng đất, tạo hình nấm tròn hay chiếc ghe bầu úp. Mộ lâu ngày thường bị mọc cỏ hoang, trâu bò phá hoại hay lún sụt do mưa gió... Nếu được con cháu trong nhà hàng năm chăm sóc, sửa sang thì nấm mồ tròn, cao, quang đãng, người đã khuất như cũng cảm thấy ấm áp vì lòng thành kính và nhớ thương của con cháu.
-
- Ráy
- Loài cây mọc ở bụi bờ ẩm thấp, thân mềm hình bẹ, lá hình tim, thân ngầm hình củ. Củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Tài liệu cổ coi củ ráy là vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Pha
- Cắt, xẻ.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Để
- Ruồng bỏ.