Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tiểu
    Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
  2. Chợ Đồng Lương
    Tên một cái chợ nay thuộc xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Một số nguồn ghi là chợ Đồng Nương, có lẽ do sai lệch về phát âm.
  3. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  4. Cùng
    Khắp, che phủ hết.
  5. Cơi trầu
    Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  6. Hồ lơ
    Hồ quần áo với nước có pha phẩm xanh loãng cho đẹp hơn. là màu xanh nhạt (từ tiếng Pháp bleu).
  7. Trứng sáo
    Màu xanh da trời rất nhạt, như màu vỏ trứng chim sáo.

    Trứng sáo

    Trứng sáo

  8. Ăn de
    Ăn nhín, ăn dè.
  9. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  10. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  11. Khương Thượng
    Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.

    Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.

    Một bức tranh Trung Quốc vẽ cảnh Khương Thượng câu cá

    Một bức tranh Trung Quốc vẽ cảnh Khương Thượng câu cá

  12. Có bản chép: cầu Non Tiên (không rõ là cầu gì).
  13. Có bản chép: Mẹ cha.
  14. Cỏ gà
    Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."

    Cỏ gà

    Cỏ gà

  15. Trà Ổ
    Còn có tên là Trà Ô, Châu Trúc hoặc Bàu Bàng, tên một cái đầm thuộc khu vực các xã Mỹ Thắng, Mỹ Lợi, Mỹ Đức và Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đầm Trà Ổ nằm giữa vùng bằng phẳng, được bao bọc bởi những dãy núi cao thấp trập trùng ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Trà Ổ là một trong những cảnh quan sinh thái tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, nên thơ của Bình Định.

    Đua thuyền trên đầm Trà Ổ

    Đua thuyền trên đầm Trà Ổ

  16. Nghinh Tiên
    Một làng nay thuộc xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Làng nổi tiếng có nghề bện, vặn thừng.
  17. Thừng
    Dây thừng. Loại dây to và chắc, thường được bện bằng đay hay gai, dùng để buộc.
  18. Trung Nguyên
    Một làng nay thuộc xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước kia làng nổi tiếng có nghề đan thúng.
  19. Mủng
    Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Hai làng Nghinh Tiên và Trung Nguyên ngày xưa có kết nghĩa với nhau (theo Địa chí Vĩnh Phúc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012).
  21. Chơi hụi
    Còn gọi là chơi biêu hoặc chơi huê tùy địa phương, một hình thức huy động vốn trong dân gian. Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ gọi là chủ hụi và mời các thành viên khác cùng chơi gọi là con hụi. Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (hoặc tài sản) của con hụi. Sau mỗi kì hạn (thường là một tháng), một thành viên được lấy hết số tiền đó, gọi là hốt hụi. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã hốt hụi. Khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi, đến kì mở hụi mà không chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi.
  22. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  23. Chỉ bọn quan lại coi về việc kiểm soát thuyền bè ở các cửa sông, cửa biển.
  24. Sãi đò
    Người chèo đò.
  25. Chuồn chuồn
    Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.

    Chuồn chuồn

    Chuồn chuồn

  26. Tía tô
    Một loại cây thảo, lá có màu tía, mùi hơi hăng, dùng làm gia vị, pha trà, hoặc làm vị thuốc dân gian.

    Cây và lá tía tô

    Cây và lá tía tô

  27. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  28. Diều hâu
    Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.

    Một loại diều hâu

    Một loại diều hâu

  29. Cù lao Ông Chưởng
    Tên một cù lao thuộc tỉnh An Giang, nằm trên con rạch cùng tên chia nước từ sông Tiền qua sông Hậu. Tên cù lao và rạch được đặt theo tên của quan Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Cù lao này cùng với vùng đất hai bên bờ rạch rất màu mỡ, nhiều ruộng vườn tươi tốt, giàu tôm cá. Gia Định thành thông chí chép:

    Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy, ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ...

    Rạch Ông Chưởng

    Rạch Ông Chưởng

  30. Bến Lức
    Tên một huyện thuộc tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An (thủ phủ Long An) 15 km về hướng đông bắc.
  31. Rui
    Thanh tre hoặc gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh đặt dọc (gọi là thanh mè).

    Rui mè

    Rui mè