Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Guồng
    Cũng gọi là cuồng, mớ chỉ, sợi quấn tròn lại thành một cục lớn, không có trục hoặc lõi bên trong.
  2. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  3. Lang
    Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
  4. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  5. Xẩm lai
    Người hát xẩm là con lai.
  6. Le le
    Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Con le le

    Con le le

  7. Uyên ương
    Loại vịt sống từng cặp với nhau. Người ta thường gọi con trống là uyên, con mái là ương. Con trống thường có bộ lông đặc biệt rực rỡ. Đôi uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói chết theo.

    Đôi chim uyên ương

    Đôi chim uyên ương

    Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.

  8. Rạm
    Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...

    Con rạm

    Con rạm

  9. Còng
    Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Con còng

    Con còng

  10. Nhân dân kinh nghiệm những ngày ấy vào tháng bảy trời hay mưa, thời xưa người ta cho là cá chép đi thi để hóa rồng.
  11. Tai
    Tai họa, tai nạn (từ Hán Việt).
  12. Hầu
    Gần như, sắp.
  13. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  14. Song đường
    Thung đườnghuyên đường, chỉ cha và mẹ (từ Hán Việt).
  15. Trùn
    Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Dậm
    Dẫm (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  18. Nường
    Nàng (từ cũ).
  19. Quang Trung Nguyễn Huệ
    (1753 – 1792) Người anh hùng áo vải của dân tộc ta, người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai vương triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là một trong những nhà chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử, với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào.

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

  20. Lê Hiển Tông
    Vị hoàng đế áp chót của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có tên húy là Lê Duy Diêu, sinh năm 1717 và mất năm 1786, trị vì từ năm 1740 - sau khi chúa Trịnh đương thời là Trịnh Doanh ép vua Lê Ý Tông nhường ngôi cho ông - đến năm 1786 mất vì bạo bệnh. Ông làm vua được 47 năm, thọ 70 tuổi, là vị vua giữ ngôi lâu nhất và là vua thọ nhất của nhà Hậu Lê. Các nhà sử học đời sau đánh giá ông là vị vua nhu nhược, điển hình cho các vua Lê thời trung hưng - luôn nhẫn nhục chịu đựng để được yên vị.
  21. Bài này liên hệ đến cuộc tiến quân ra Bắc Hà "phù Lê diệt Trịnh" của Nguyễn Huệ năm 1786.
  22. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)