Hệ thống chú thích
-
- Vũng Tàu
- Một vũng biển thuộc Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Vũng Thùng
- Tức vịnh Hàn, hay cửa biển Đà Nẵng.
-
- Vũng Thủy Tiên, cửa Vường
- Ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hồng, nay gọi là ngã ba Phương Trà.
-
- Vũng Tô
- Một trong vài vũng nhỏ (Vũng Tô, Vũng Bấc, Vũng Nồm) nơi núi Bà (Bình Định) chạy sát biển, tạo thành những gành đá gồ ghề.
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Vũng Trâu Nằm
- Một vũng nhỏ nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, được bán đảo Hòn Nhạn che chắn.
-
- Vũng Tròn
- Một vũng biển nằm trên bờ biển đoạn từ vùng Cam Ranh chạy vào Cà Ná, thuộc thôn Vĩnh Tường, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Có tên như vậy vì vũng có hình gần như tròn.
-
- Vũng Túc, Cầm Bấc
- Các địa danh nằm bên vịnh Nha Phu, nay thuộc địa phận thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
-
- Vượn
- Tên gọi chung chỉ các loài giống khỉ, có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn và uyển chuyển nhất trong số các loài thú sống trên cây cao mà không biết bay. Mỗi loài vượn có tiếng hú riêng. Tùy từng loài và phụ thuộc vào giới tính mà bộ lông của vượn có thể có màu từ nâu sẫm tới nâu nhạt, có khi đốm loang màu đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Vượn sinh sống ở Đông Nam Á chủ yếu thuộc chi vượn lùn và vượn mào.
-
- Vườn hoa Cửa Nam
- Còn có tên gọi khác là vườn hoa Bách Việt, ở góc các phố Hàng Bông, Tràng Thi, Cửa Nam, Thợ Nhuộm. Nhiều tài liệu nói đây là nơi vua Lê Thánh Tông từng cho dựng Quảng Văn Đình để niêm yết các chính lệnh triều đình, đến cuối thời Lê đổi tên thành Quảng Minh Đình. Thời Pháp thuộc nơi đây bị đổi tên thành vườn hoa Nây-rê (square Neyret), ở giữa vườn hoa chúng dựng tượng nữ thần Tự do chở từ Pháp sang, dân ta gọi là tượng đầm xòe, cứ chiều chủ nhật lại có một dàn quân nhạc tới thổi kèn "góp vui."
Nhớ Quảng Văn Đình, tớ đến nghe
Câu kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thệp điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng váng kèn Tây rúc tí toe...
(Thơ khuyết danh)
-
- Vườn khơi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vườn khơi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Vượng
- Tốt, mạnh (từ Hán Việt).
-
- Vương Khải
- Quan Hậu tướng quân nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc, em của Văn Minh hoàng hậu, nhà rất giàu có, ăn chơi xa xỉ. Ông và Thạch Sùng từng có cuộc thi xem nhà ai có nhiều của báu hơn. Ở Nam Bộ, tên ông này cũng được phát âm thành Dương Khởi.
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Vương Tử Trực
- Tên một nhân vật trong truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. Tử Trực gặp gỡ Vân Tiên tại nhà Võ công, hai người kết nghĩa anh em và cùng lên kinh đi thi. Tử Trực là người trượng nghĩa, khảng khái, khi Võ công ngỏ ý muốn gả người con gái (trước đó đã hứa gả cho Vân Tiên) cho mình, chàng đã nổi giận mắng Võ công.
Trực rằng: "Ai Lữ Phụng Tiên?
Hòng toan đem thói Ðiêu Thuyền trêu ngươi.
Mồ chồng ngọn cỏ còn tươi,
Lòng nào mà lỡ buông lời nguyệt hoa?
Hổ han vậy cũng người ta,
So loài cầm thú vậy mà khác chi?
Vân Tiên! Anh hỡi cố tri
Suối vàng có biết sự ni chăng là?"
Tay lau nước mắt trở ra,
Về nhà sắm sửa tìm qua Ðông Thành.
-
- Vượt biên
- Trốn ra nước ngoài.
-
- Vượt cạn
- Chỉ việc sinh nở.
-
- Vượt Vũ môn
- Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần Ký và Thủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.
-
- Vụt
- Vứt (phương ngữ Trung Bộ, thường được phát âm thành dụt).