Hệ thống chú thích
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Phèn chua
- Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.
Phèn chua
-
- Pheo
- Tre (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phép thường
- Quy định thông thường.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Phi ân
- Không kể gì đến chuyện ơn nghĩa (chữ Hán).
-
- Phi cao đẳng bất thành phu phụ
- Không tốt nghiệp cao đẳng thì không thành vợ chồng. Đây là “chủ trương kén chồng” của các cô gái Hà Nội thời Pháp thuộc (ở thời ấy bằng cao đẳng là rất cao).
-
- Phỉ dạ
- Thỏa lòng, thỏa mãn.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Phỉ nguyền
- Thỏa lòng mong ước.
-
- Phiên bang
- Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.
-
- Phím loan
- Phím đàn. Tương truyền người xưa thường dùng keo làm từ máu chim loan, gọi là keo loan (loan giao) để nối dây đàn và dây cung.
-
- Phỉnh
- Lừa gạt (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Phò
- Phù trợ, phù hộ (từ Hán Việt).
-
- Phổ
- Vỗ (từ địa phương Trung Bộ).
-
- Phô
- Nói (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
-
- Phò
- Từ lóng của miền Bắc chỉ người phụ nữ làm nghề mại dâm.
-
- Phố Dương
- Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.