Hệ thống chú thích

  1. Nhân sâm
    Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.

    Nhân sâm

    Nhân sâm

  2. Nhân tâm
    Lòng người (từ Hán Việt).
  3. Nhãn tiền
    Nhãn là con mắt. Tiền nghĩa là "trước." Nhãn tiền dịch nghĩa là "trước mắt," thấy ngay nhãn tiền nghĩa là xảy ra ngay lập tức.
  4. Nhân tình
    Tình người, thường dùng để chỉ cách đối xử giữa con người với nhau trong xã hội.
  5. Nhân trần
    Còn gọi hoắc hương núi, chè nội, một loại cây thân thảo, tràng hoa màu tím hay lam, lá thơm, vị cay, hơi đắng. Cây mọc hoang vùng đồi núi, bờ ruộng, bãi đất trống, có thể gieo trồng bằng hạt. Dân ta thường dùng nhân trần làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước sắc cây này có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu.

    Nhân trần

    Nhân trần

  6. Nhân trung
    Phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên.
  7. Nhang trần
    Loại nhang rẻ tiền, không có hiệu và không được gói trong bao giấy.
  8. Nhánh bích cành quỳnh
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhánh bích cành quỳnh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Nhánh nè
    Tấm rào của nhà nghèo, thường làm bằng tre, gỗ. Mỗi khi đi vắng, chủ nhà lấy nhánh nè rấp cửa ngõ lại. Còn gọi cửa nè.
  10. Nhạo
    Bình nhỏ có vòi dùng để đựng rượu (phương ngữ).
  11. Nhập gia tùy tục
    Vào nhà nào thì phải theo phong tục của nhà đó. Mở rộng ra, đến nơi nào thì phải theo phong tục tập quán của nơi đó.
  12. Nhập giang tùy khúc
    Nghĩa đen là khi vào sông phải tùy theo khúc sông. Nghĩa bóng là đến nơi nào phải theo phong tục nơi ấy. Đồng nghĩa với nhập gia tùy ýnhập gia tùy tục, hoặc nhập hương tùy tục.
  13. Nhập quan
    Đưa người chết vào quan tài. Đây là một lễ trong nghi thức đám tang của người Việt.
  14. Nhập sơn cầm hổ dị, khai khẩu khốc nhơn nan
    Vào núi bắt hổ thì dễ, mở miệng nhờ đỡ người khác thì khó.
  15. Nhặt
    Dày, dồn dập (từ Hán Việt). Trái nghĩa với nhặt là khoan (thưa). Ta có từ khoan nhặt, nghĩa là không đều nhau, lúc nhanh lúc chậm.
  16. Nhất buổi trưa, nhì trời mưa
    Hai thời điểm dễ khiến người ta rạo rực, hứng tình (quan niệm dân gian).
  17. Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ
    Tốt nhất là gần chợ, tốt nhì là gần sông, thứ ba là gần đường. Chỉ những nơi thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán.
  18. Nhất cận thị, nhị cận lân
    Thứ nhất là gần chợ, thứ hai là gần hàng xóm láng giềng.
  19. Nhất chó, nhì bò, tam thơ, tứ lão
    Bốn cái sợ trên đường của người lái xe: chó, bò, trẻ con, người già.