Hệ thống chú thích

  1. Nài
    Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt

    Nài ngựa chở khách du lịch ở Đà Lạt

  2. Nài
    Dây buộc vào chân để trèo lên cây (dừa hoặc cau) cho khỏi ngã.

    Trèo hái dừa dùng nài

    Trèo hái dừa dùng nài

  3. Nại
    Nề hà, lấy làm điều (từ cổ, nay ít dùng).
  4. Nài
    Nề, từ chối.
  5. Nãi
    Bèn (chữ Hán 乃).
  6. Nái
    Giống cái, từ dùng cho các loài gia súc nuôi để cho đẻ: lợn nái, trâu nái.
  7. Nai
    Loài thú ăn cỏ lớn họ Hươu. Lông dày, thường có màu nâu. Nai đực có sừng (gạc) ba nhánh. Nai sống đơn hoặc thành đàn ở nhiều sinh cảnh rừng: rừng thưa, rừng rụng lá, rừng thứ sinh, ven trảng cỏ. Nai thường kiếm ăn đêm, nơi xa dân cư, thức ăn là các loại cỏ, lá mầm, cây bụi, và quả rụng.

    Nai là thú cho da lông, thực phẩm và dược liệu (nhung, gạc). Ở Việt Nam ta, nai đã bị săn bắn nhiều, vùng sống bị thu hẹp, tuy nhiên chưa được đưa vào Sách đỏ.

    Con nai

    Con nai

  8. Nại Hiên
    Một làng biển nay thuộc địa phận quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
  9. Nạm
    Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
  10. Nẳm
    Năm ấy (phương ngữ Nam Bộ).
  11. Nầm
    Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
  12. Nấm
    Mô đất cao.
  13. Nằm bãi
    Ra bờ biển nằm đợi bắt đồi mồi cái lên đẻ trứng.
  14. Nam bang
    Bờ cõi nước Nam.
  15. Năm Căn
    Một địa danh thuộc tỉnh Cà Mau, phía Đông tiếp giáp biển Đông, phía Tây tiếp giáp vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, kênh rạch chằng chịt bao bọc những cánh rừng sú vẹt, đước, bần, mắm... với nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng biển vô cùng phong phú.

    Theo truyền miệng trong dân gian thì tên gọi "Năm Căn" đã có từ hơn 200 năm nay. Đầu tiên, có một người Hoa Kiều tên là Chệt Hột đến đây dựng lên năm căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy. Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy năm căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh "Năm Căn."

    Một ngã ba sông ở Năm Căn

    Một ngã ba sông ở Năm Căn

  16. Nam chiếu phúc bồn
    Chậu úp khó mà soi thấu.
  17. Nằm co
    Tư thế nằm co rút chân tay lại khi thấy lạnh hoặc buồn.
  18. Nam Diêu
    Tên một làng thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Làng được coi là tổ địa của nghề gốm Thanh Hà và cũng là làng duy nhất còn lại tiếp tục làm gốm cho đến ngày nay.

    Lễ cúng tổ nghề gốm ở Nam Diêu

    Lễ cúng tổ nghề gốm ở Nam Diêu

  19. Năm dòng sông chảy
    Năm dòng sông lớn cắt ngang địa hình Bình Định theo hướng Tây – Đông: Sông Hà Thanh, sông Côn, sông La Tinh, sông Lại Giang và sông Tam Quan.
  20. Nam Dư
    Tên một làng nay thuộc phường Lĩnh Nam, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng này ngày xưa có lò nấu đường, làm mật.