Hệ thống chú thích
-
- Mùa nước nổi
- Tên gọi dân gian của mùa lũ từ tháng 7 âm lịch ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ. Vào mùa này, nước ở các sông ngòi kênh rạch dâng lên tràn bờ, nhiều khi ngập nhà cửa. Nước nổi gây ra nhiều khó khăn vất vả cho người dân, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều sản vật tự nhiên và bồi đắp phù sa cho vùng đất này.
-
- Mưa phùn
- Mưa nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền Bắc vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
-
- Mưa rừng cọ, gió rừng thông
- Mưa trong rừng cọ nghe tiếng rất lớn, do lá cọ có bản rộng, dày, cứng. Tương tự, do thông có nhiều lá kim nên gió thổi nghe mạnh hơn so với thực tế.
-
- Mực
- Mẫu mực, khuôn phép.
-
- Mục đồng
- Đứa trẻ chăn trâu (từ Hán Việt).
-
- Mực nang
- Một loại mực có thịt dày, trắng ngần như cơm dừa, vị giòn, ngọt, thơm. Mực nang thường được chế biến thành món mực hấp, xào, nướng... đều rất ngon.
-
- Mực Tàu
- Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.
-
- Mực thước
- Nghĩa đen là dây mực và thước mà thợ mộc thường dùng để in đường thẳng. Nghĩa bóng là khuôn phép, chuẩn mực.
-
- Mui
- Phần sụn trước mũi cá.
-
- Mũi Bà Kiệm
- Một mũi đất nhô ra biển thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, nằm giữa hai tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu.
-
- Mũi Cây Quýt
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mũi Cây Quýt, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mũi Cây Sung
- Một trong nhiều mũi đá nằm duới chân núi Hòn Hèo thuộc tỉnh Khánh Hoà.
-
- Mũi Chọ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mũi Chọ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Mũi Cỏ
- Một mũi đất trên đảo Hòn Lớn thuộc vịnh Nha Trang.
-
- Mũi Dinh
- Tên một mũi đất (cũng là một ngọn núi) nhô ra biển, nay thuộc xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, nằm cách Phan Rang khoảng 25km về phía Nam. Trên sườn núi có một ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng để chỉ hướng cho tàu thuyền qua lại, nay vẫn còn.
-
- Mũi Đá Vách
- Một mũi đá thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Đây là một bức tường thành tự nhiên, dài hơn bốn cây số, rất hùng vĩ với những đợt sóng lớn tung bọt trắng xóa đập vào vách đá có độ cao từ 20-30m sừng sững dựng đứng nhô ra biển.
-
- Mũi Đại Lãnh
- Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.
-
- Mũi Gành Ba
- Còn gọi là mũi Vũng Trích, một mũi đất nhô ra ở phía Bắc bán đảo bao bọc vịnh Xuân Đài về phía Đông, phía Bắc mũi Ông Diên, thuộc địa phận huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.