Hệ thống chú thích

  1. Héo don
    Héo hon (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  2. Heo may
    Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.

    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại…
    - Kìa bao người yêu mới
    Đi qua cùng heo may.

    (Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)

  3. Hẻo rằn
    Một giống gạo đỏ trước đây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên-Huế. Đây là giống gạo ngon, thường được xay xát vừa phải để còn lớp cám mỏng dính quanh hạt, và được dùng để nấu các món ăn đặc sản như cháo gạo đỏ cá bống thệ, bánh tráng gạo đỏ nước hến...

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

  4. Hét
    Một giống chim lông đen giống chim sáo nhưng to hơn.
  5. Hỉ hạ
    Vui mừng, chung vui. Như hỉ hả, hể hả.
  6. Hiềm
    Nghi, giận, lo buồn. Trước đây từ này cũng nói và viết là hềm.
  7. Hiểm địa
    Vùng đất hiểm trở, đi lại khó khăn (từ Hán Việt).
  8. Hiền Lương
    Tên cây cầu bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong Chiến tranh Việt Nam, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt nước ta trong suốt 21 năm (1954 - 1975).

    Cầu Hiền Lương trong Chiến tranh Việt Nam (nhìn từ bờ Nam)

    Cầu Hiền Lương trong Chiến tranh Việt Nam (nhìn từ bờ Nam)

  9. Hiền thần
    Người bầy tôi giỏi (trong xã hội phong kiến).
  10. Hiền thê
    Vợ hiền (từ Hán Việt).
  11. Hiện tiền
    Hiện tại.
  12. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Hiệp Luông
    Địa danh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
  14. Hiếu
    Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
  15. Hiếu nhân
    Người có đức hiếu thảo trọng nhân nghĩa (từ Hán Việt).
  16. Hiếu sự
    Việc tang.
  17. Hiếu sự vi tiên
    Lấy việc hiếu thảo làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
  18. Hiếu Tử
    Tên một xã thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, trước thuộc vùng Trà Tử. Tại đây có đình Vĩnh Yên, nơi thờ Bố chính Trần Tuyên.
  19. Hĩm
    Bộ phận sinh dục phụ nữ (phương ngữ miền Trung). Cũng dùng để gọi bé gái còn nhỏ tuổi.
  20. Hình dong
    Hình dung, hình dáng bên ngoài (từ Hán Việt).