Hệ thống chú thích

  1. Giẻ cùi
    Một loài chim thuộc họ Quạ, sống ở những khu vực rừng thưa hoặc cây bụi, có bộ lông màu sắc sặc sỡ. Giẻ cùi rất tạp ăn. Ngoài một số loại hạt, quả, chúng săn cả rắn, rết, chuột, cóc, ếch nhái, côn trùng.

    Dẻ cùi xanh mỏ đỏ

    Giẻ cùi xanh mỏ đỏ

  2. Giẻ cùi tốt mã
    Ám chỉ những kẻ có vẻ bề ngoài bảnh bao, sang trọng, nhưng bên trong ti tiện, rỗng tuếch, bất tài, vô dụng.
  3. Gié lúa
    Nhánh của một bông lúa.

    Bông lúa

    Bông lúa

  4. Gièm
    Đặt điều nói xấu.
  5. Giếng Bộng
    Một địa danh nay là xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phước Tỉnh nằm ở phía Đông Cửa Lấp, thuận lợi cho ghe tàu đánh cá ra vào và đỗ nghỉ. Tương truyền từ thời Gia Long, người ta đã dựng Đàn Kỳ Phong ở Phước Tỉnh để thờ các vị hải thần. Trước năm Minh Mạng thứ 18 (năm 1837) Phước Tỉnh có tên gọi là làng Giếng Bộng. Ngày nay, Phước Tỉnh là một làng biển giàu có với nghề đóng tàu và đánh bắt xa bờ.

    Theo Gia định thành thông chí: Tắc Ký (Cửa Lấp hay Giếng Bọng)... Cách trấn về phía đông 210 dặm. Lòng cảng có cồn cát dời đổi bất thường. Cửa cảng bề ngang rộng 90 tầm, khi nước lên cảng sâu từ 13 thước ta trở lên, 17 thước ta trở xuống. Dân miền biển nhóm đến đây làm nghề chài lưới câu cá, là nơi sản xuất cá muối của trấn này.

  6. Giềng giềng
    Còn gọi là lâm vố, loài cây thân gỗ, mọc nhiều ở những chỗ trống vùng đồng bằng và trong các đồng cỏ khô, trên đất sét cát, từ Quảng Trị đến Ðồng Nai. Cây có cụm hoa đẹp. Nhựa, hạt, vỏ và hoa đều được dùng làm vị thuốc.

    Hoa giềng giềng

    Hoa giềng giềng

  7. Giếng khơi
    Giếng sâu.
  8. Giếng lạn
    Giếng để lâu ngày, đất cát lấp cạn đi.
  9. Giếng Ngọc
    Giếng nằm trong khu di tích Cổ Loa, giữa ao nước trước đền thờ An Dương Vương. Tương truyền đây là nơi nàng Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương, thường tắm và trang điểm, và cũng là nơi Trọng Thủy nhảy xuống tự vẫn khi Mỵ Châu bị vua cha chém (nên cũng gọi là giếng Trọng Thủy). Theo chuyện cổ tích Việt Nam: Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.

    Giếng Ngọc

    Giếng Ngọc

  10. Giếng thơi
    Giếng sâu.

    Giếng thơi mưa ngập nước tràn
    Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều.

    (Qua nhà - Nguyễn Bính)

  11. Giếng vuông
    Giếng có miệng hình vuông (chứ không phải hình tròn như loại giếng thông thường), thường được tìm thấy ở các vùng đất trước đây có người Chăm sinh sống (Bình Định, Hội An...), còn được gọi là giếng Chăm, giếng Hời.

    Giếng cổ ở Hội An

    Giếng cổ ở Hội An

  12. Giễu
    Nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích.
  13. Gin
    Gần (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  14. Giở
    Nhấc (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Giò
    Chân (khẩu ngữ).
  16. Giở
    Trở (cách phát âm của một số địa phương miền Bắc).
  17. Gio
    Tro (phát âm của các vùng Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ).
  18. Giò
    Món ăn làm từ thịt gia súc hoặc gia cầm giã nhuyễn, gói chặt bằng lá chuối và lạt giang rồi luộc chín. Giò là một món ăn phổ biến trong ẩm thực nước ta, với nhiều biến thể như giò lụa (chả lụa), giò thủ, giò bò...

    Giò lụa (chả lụa)

    Giò lụa (chả lụa)

  19. Giỏ cá
    Đồ đựng cá được đan bằng tre, giữa hơi thắt lại, trong miệng có hom để cá không chui ra ngoài được.

    Giỏ cá

    Giỏ cá

  20. Gió chướng
    Một loại gió ở miền Nam, thổi ngược hướng sông Tiền, sông Hậu nên gọi là gió chướng. Gió thường thổi vào buổi chiều, trong khoảng thời gian bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau.