Hệ thống chú thích

  1. Dinh thống sứ
    Tư dinh của Thống sứ Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Tòa nhà này được xây dựng năm 1917 cạnh vườn hoa Paul Bert (còn gọi là "Vườn hoa con cóc") gần Hồ Gươm, Hà Nội. Mặt trước dinh nhìn ra đại lộ Henri Rivière (nay là đường Ngô Quyền). Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), tòa nhà được đổi thành Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây cho đến ngày toàn quốc kháng chiến. Trong thời gian này, tòa nhà được đổi tên thành Bắc Bộ phủ.

    Biểu tình cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945 tại Phủ khâm sai Bắc Kỳ

    Biểu tình cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945 tại Phủ khâm sai Bắc Kỳ

  2. Dinh Thượng Thơ
    Tên người dân đương thời gọi Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de l'Intérieur), một tòa nhà được người Pháp xây dựng vào năm 1864 với vai trò điều hành trực tiếp toàn bộ các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Hiện nay đây là trụ sở của Sở Công thương và Sở thông tin-truyền thông thành phố Hồ Chí Minh.

    Dinh Thượng Thơ

    Dinh Thượng Thơ

  3. Dinh Trấn Biên
    Tên của một đơn vị hành chính quân sự thuộc phủ Gia Định, tồn tại từ năm 1698 đến năm 1808, sau được đổi tên thành trấn Biên Hòa, vùng này chính là tiền thân của đất Đồng Nai ngày nay (lưu ý phân biệt với dinh Trấn Biên ở Phú Yên).
  4. Dinh, hư, tiêu, trưởng
    Đầy, vơi, mất đi, lớn lên (từ Hán Việt). Thường để nói về lẽ phù trầm, vô thường của đời người.
  5. Dìu dắc
    Réo rắt.
  6. Loại cây nhỏ trong nhóm cây gỗ lớn, cao từ 8-12m, có hoa màu trắng. Vỏ cây dó (còn gọi là cây dó giấy) là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy dó.

    Giấy dó

    Giấy dó

  7. Dỡ
    Gói ghém mang theo.
  8. Rõ ràng, sáng sủa (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  9. Dò dè
    Dò xét với ý muốn chiếm đoạt (phương ngữ miền Trung).
  10. Do hà cớ sự
    Bởi cớ sự ra sao? (chữ Hán).
  11. Do Lễ
    Một làng nay thuộc xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
  12. Do Ngãi
    Tên một ngôi làng, nay thuộc xã Do Ngãi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
  13. Do Nha
    Còn gọi là Xuân Nha, một làng xưa thuộc tổng Tam Chế, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, sau thuộc xã Ngũ Lộc, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay thuộc huyện Nghi Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề truyền thống là đan lát.
  14. Do Xuyên
    Một làng biển nay thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Do Xuyên có nghề làm nước mắm; từ lâu nước mắm Do Xuyên đã có tiếng tăm trong và ngoài tỉnh. Thời hưng thịnh của mắm Do Xuyên, cả làng có đến 300 hộ làng nghề.

    Làm nước mắm ở Do Xuyên

    Làm nước mắm ở Do Xuyên

  15. Doan
    Duyên (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Dọc
    Dây dài.
  17. Dốc Gạch
    Tên một xóm cũ nằm phía bắc cầu Long Biên (dân gian trước vẫn gọi cầu Long Biên là cầu Dốc Gạch), thuộc thôn Ái Mộ, thị trấn Gia Lâm, nay thuộc địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.
  18. Dốc Mõ
    Còn có tên là đèo Cục Kịch, một con đèo cao nằm trên núi Gian Nan, ngăn cách hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà. Đại Nam Nhất Thống chí mô tả: "Ở phía nam phủ có tên nữa là núi Gian Nan, cũng là phân giới cho tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; vì đường núi hiểm trở nên gọi tên ấy."