Trời cao đất rộng thênh thênh
Công danh phú quý còn dành cho ta
Có công mài sắt, diệt tà
Gặp thời lộc sẽ vào ra dồi dào
Công của cũng chẳng là bao
Ra tay tháo vát, thế nào cũng nên
Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội
-
-
Làm thơ mà dán cây chanh
Làm thơ mà dán cây chanh
Trai bỏ học hành, gái bỏ bán buôn
Gái bỏ bán buôn vẫn còn tha thứ
Trai bỏ học hành, một chữ năm roi -
Làm trai gái trọn ba giềng
-
Bắp chuối mà gói sầu đâu
-
Em đi hò cùng bạn trai bạn gái
-
Bên hữu con Thiên lý mã
-
Phú quý đa nhơn hội
-
Vai mang kiều khấu, tay giấu sợi dây cương dài
-
Dấu hèn cũng ngựa nhà quan
-
Gái chưa chồng trông mong đi chợ
-
Anh về kẻo vợ anh trông
Anh về kẻo vợ anh trông,
Kẻo con anh khóc, ai bồng cho anh -
Anh về cưa ván đóng đò
-
Ngó lên đám mạ ba rò
-
Cu sa xuống đất cu rì
-
Vàng ròng vào lửa chẳng phai
Vàng ròng vào lửa chẳng phai
Búa rìu sấm sét, chẳng sai ân tình -
Thuyền rồng bất nghĩa thả trôi
Thuyền rồng bất nghĩa thả trôi
Thuyền nan có nghĩa ta ngồi thuyền nan -
Gặp mặt anh đây
-
Tới đây lạ xứ lạ người
Tới đây lạ xứ lạ người
Trăm bề nhẫn nhịn, đừng cười tôi quê -
Trèo lên cây quéo héo khô
-
Con cò xanh nhảy quanh hòn đá
Con cò xanh nhảy quanh hòn đá,
Chờ nước cạn kiếm cá kiếm tôm.
Chú thích
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Tính cốn
- Tính chung tất cả các thứ một lần (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hữu
- Bên phải (từ Hán Việt).
-
- Tả
- Bên trái (từ Hán Việt).
-
- Thiên Lý Mã, Vạn Lý Vân
- Tên hai con ngựa được nhắc đến trong tác phẩm Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa kể về dòng họ Dương của danh tướng Dương Nghiệp đời Bắc Tống, Trung Quốc. Đây là hai con ngựa quý của Bát Vương (Thiên Lý Mã nghĩa là ngựa chạy ngàn dặm, còn Vạn Lý Vân nghĩa là mây bay vạn dặm).
-
- Câu
- Con ngựa non (từ Hán Việt).
-
- Tế
- Chạy lồng lên, chạy nước đại.
-
- Phú quý đa nhân hội
- Giàu sang thì nhiều người lân la đến làm quen.
-
- Bần cùng thân thích li
- Nghèo túng thì người thân thích cũng rời bỏ.
-
- Kiều khấu
- Bộ đồ trang sức cho con ngựa, gồm: hàm thiếc, nòng cổ, dây nịt lưng, dây cương, v.v. Bộ yên được trang trí phủ trên mình voi cũng gọi là kiều khấu.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Rò
- Phần đất nhô cao để vãi hạt lúa trong đám mạ. Mỗi đám mạ được chia làm nhiều rò mạ, mỗi rò cách nhau bởi một đường nước nhỏ. Khi gieo, người ta lội dưới đường nước này để vãi giống lên các rò mạ.
-
- Rì
- Kêu nhỏ và đều đều trong miệng.
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
-
- Muỗm
- Miền Nam gọi là quéo, xoài hôi, hoặc xoài cà lăm, một loại cây giống cây xoài, thân lớn, thường được trồng trong các sân đình, chùa. Quả muỗm giống vỏ xoài nhưng nhỏ hơn và chua chứ không ngọt như xoài, nên thường để nấu canh hoặc chấm muối ớt.
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)