Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội

Chú thích

  1. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  2. Hung
    Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Rứa
    Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
  5. Sự thế
    Việc (sự 事) ở trên đời (thế 世).

    Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
    Ai bày trò bãi bể nương dâu

    (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)

  6. Chính chuyên
    Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
  7. Danh vọng
    Tiếng tăm (danh) và sự trọng vọng của xã hội.
  8. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  9. Mai
    Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.

    Hoa mai

    Hoa mai

  10. Kén lừa
    Kén chọn.
  11. Người không
    Người lười biếng, ăn không ngồi rồi.
  12. Bất luận
    Không kể.
  13. Be
    Bình đựng rượu, làm bằng sành, sứ hoặc đá quý, bầu tròn, cổ dài và hẹp.

    Be rượu bằng sứ

    Be rượu bằng sứ

  14. Chúa
    Chủ, vua.
  15. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  16. Đo đắn
    Một cách nói của đắn đo. Chỉ sự lưỡng lự.
  17. Quất
    Trong Nam gọi là cây tắc, cây hạnh, loại cây thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), quả giống như quả cam nhưng nhỏ hơn, thường được trồng làm cây cảnh hay bonsai. Ở ta, quất được coi là biểu tượng của may mắn nên thường hay được trưng vào dịp Tết. Quất có thể dùng làm mứt, thức uống giải khát và vị thuốc Đông y.

    Vườn quất ở Văn Giang (Hưng Yên)

    Vườn quất ở Văn Giang (Hưng Yên)

  18. Trồng cây đức
    Làm nhiều việc phúc đức. Gọi là "trồng cây" vì người xưa cho rằng tổ tiên làm nhiều điều thiện thì con cháu sẽ được hưởng phúc, giống như trồng cây thì được quả. Chữ đức ở đây là để chơi chữ với hạnh ở câu trên (còn có nghĩa là nết tốt).