Chồng em vốn kẻ đa tình
Già không bỏ nhỏ không tha
Xấu như ma hắn cũng hú hí
Xấu như quỷ hắn cũng ăn nằm
Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
-
Em cậy em là gái có chồng
Em cậy em là gái có chồng
Đây chúng anh chưa vợ, nhưng cũng chẳng nằm không tối nào -
Gió bay phơ phất yếm đào
-
Hỏi đây có các cô dì
Hỏi đây có các cô dì
Làm thân con gái có một thì mà thôi
Chia hai, quá nửa phần đời
Bấm gan chịu mãi với đời được sao? -
Tối tăm gắp phải khúc xương
Tối tăm gắp phải khúc xương
Đã gắp thì nuốt, biết nhường cho ai -
Em nghe anh thì trong ấm ngoài êm
Em nghe anh thì trong ấm ngoài êm
Không nghe, anh đánh anh chửi thì mềm như dưa -
Bài ca người lính hôm nay
Trải bao cuộc chiến, thắng rồi,
Nay thời dân lính về ngơi, kiếm nghề:
Đầu đường đại tá vá xe,
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem,
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Trước sân thượng úy nuôi gà,
Đầu hồi trung úy chăm và chú heo
Ao sâu thiếu úy vớt bèo,
Vườn sau thượng sĩ leo trèo bẻ cau
Gốc đa trung sĩ cúp đầu,
Bờ đê hạ sĩ hái rau “tập tàng”
Xóm ngoài binh nhất vót nan,
Xóm trong binh nhị gảy đàn ống bơ
Ca rằng “trí dũng có thừa…”
Bởi “chiến tranh” mới ra cơ sự này!Dị bản
Đầu đường đại tá vá xe
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem
Về hưu đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà lại bám đít trâu
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược nhảy tàu Bắc NamĐầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Đại úy thì bán dầu đèn
Để cho trung úy thổi kèn đám ma
-
Nhân dân thì chẳng cần lo
-
Tội chưa tề, tội chưa tề
-
Bình dân học vụ anh không chịu tham gia
-
Chém cha những đứa sang giàu
Chém cha những đứa sang giàu
Cậy thần, cậy thế cúi đầu nịnh Tây -
Ăn rươi chịu bão cho cam
-
Xem cung nô bộc số này
-
Thương em lắm lắm em ơi
Thương em lắm lắm em ơi
Sao em ở bạc như vôi trát nhà -
Vợ anh như cóc leo tường
Vợ anh như cóc leo tường
Leo lên tụt xuống, có buồn không anh? -
Hạch triều Hàm Nghi
-
Thôi thôi đã lỡ ra rồi
-
Trộm trâu, tôi không biết
-
Nhân chi sơ tay sờ cơm nguội
Dị bản
Tam tự kinh là rình cơm nguội
Nhân chi sơ là sờ vú mẹ
Tính bản thiện là miệng muốn ăn
-
Sư kia còn trẻ hay già
Sư kia còn trẻ hay già
Cho ta tu với, kiếm và chút con
Chú thích
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Và
- Vài.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Ống bơ
- Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Dôn
- Chồng (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Nô bộc
- Một trong số mười hai cung của tử vi, thể hiện mối quan hệ của bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc đối với thân chủ.
-
- Hàm Nghi
- (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943), vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hàm Nghi là vị vua yêu nước, chủ trương chống Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt và đày sang Alger (thủ đô xứ Algérie), tại đây ông sống đến năm 1943 thì qua đời vì bệnh ung thư dạ dày.
-
- Đồng Khánh
- (19 tháng 2, 1864 – 28 tháng 1, 1889) Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Ông là vị vua không chống Pháp, "tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp" (theo sách của Trần Trọng Kim). Vua Đồng Khánh ở ngôi chỉ được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12, khi mới 24 tuổi.
-
- Mạnh
- Mệnh (phương ngữ).
-
- Toàn quyền Đông Dương
- Chức vụ đứng đầu trong liên bang Đông Dương dưới thời Pháp thuộc.
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tuần đinh
- Người giúp việc canh phòng trong làng xã dưới thời phong kiến hoặc Pháp thuộc.
-
- Biện tuần
- Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
-
- Hịt
- Hệt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đề
- Móng (thường dùng cho thú vật).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bánh dầu
- Phần xác của đậu phộng sau khi ép lấy dầu, được ép lại thành bánh tròn. Bánh dầu có thể dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
-
- Nhân chi sơ, tính bản thiện
- Con người khi mới sinh ra thì bản tính lương thiện. Đây là hai câu đầu trong Tam tự kinh, một cuốn sách được soạn dưới thời nhà Minh (Trung Quốc) dùng để dạy cho trẻ em mới đi học. Trước đây ở ta cũng dùng sách này.