Văn Lang có một con lươn
Thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày.
Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
-
Hà tiện để tiền cho vay
Hà tiện để tiền cho vay
Đến khi xuống vực khoanh tay ngồi buồn -
Dù cho nợ kéo nợ đòi
Dù cho nợ kéo nợ đòi
Phong lưu vẫn giữ cái nòi phong lưu -
Đi qua đi lại hàng dừa
Đi qua đi lại hàng dừa
Lấy ai có chửa đổ thừa cho tôi -
Có phúc thì rắn hóa rồng
-
Rập rình nước chảy qua đèo
Rập rình nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng
Chồng về, chồng bỏ, chồng đi
Bà già ứ hự còn gì là heo -
Có tiền mua sắm để coi
Có tiền mua sắm để coi
Có của cho mượn đi đòi mất công -
Trai tân đang đứng đang chờ
-
Mỹ hơn Mỹ ở tới già
Mỹ hơn Mỹ ở tới già
Mỹ thua Mỹ tặng mỗi nhà quả bom -
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, MaiDị bản
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Gái nào là gái chẳng vì chồng hay ghen
-
Cẩm Châu Cẩm Hải Cẩm Hà
-
Thương chồng nấu cháo nhơn ngôn
-
Tìm duyên mà chẳng thấy duyên
-
Một mình ăn hết bao nhiêu
Một mình ăn hết bao nhiêu
Mò cua bắt ốc cho rêu bám đùi -
Được mùa kén những tám xoan
-
Chiều chiều ngó ngọn cây bần
-
Kể từ ngày tôi lấy anh
-
Mặt dày cũng thể con người
-
Lấy Tây chẳng được mấy ngày
Lấy Tây chẳng được mấy ngày
Nó về nước nó bên đây không chồng
Rồi ra đừng có chổng mông
Kêu trời kiếm một chút chồng ai cho! -
Từ ngày moa lấy xừ
Từ ngày moa lấy xừ
Giỗ cha xừ bỏ
Giỗ ông xừ chẳng đoái hoài
Nay bà già moa chết
Moa xin xừ ken cờ biệt
Để moa séc sê uyn kiệt
Moa mệt bà già
Đờ manh ma tà
Tò te tí tétDị bản
Chú thích
-
- Văn Lang
- Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Trai tân
- Con trai chưa vợ.
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Cẩm Châu
- Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
-
- Điện Dương
- Tên cũ là Cẩm Hải, nay là một xã ở phía Đông Nam của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Cẩm Hà
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cẩm Thanh
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, dừa.
-
- Thạch tín
- Cũng gọi là nhân ngôn (vì chữ tín 信 gồm chữ nhân 亻và chữ ngôn 言 ghép lại), là tên gọi chung của một số hỗn hợp chứa chất Asen (Arsenic) và hợp chất của Asen với Oxy, rất độc, nhưng đồng thời là một vị thuốc trong đông y.
-
- Mã tiền
- Cây thân gỗ, cao tới 25 m, mọc hoang ở miền rừng núi. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, có hạt dẹt như chiếc khuy áo. Hạt mã tiền (mã tiền tử) vị đắng, tính hàn, rất độc, được dùng trong đông y làm thuốc xoa bóp, chữa liệt nửa người, chó dại cắn, trị ghẻ...
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Đơm
- Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
-
- Vần cơm
- Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
-
- Phàn xì
- Âm Quảng Đông của hai tiếng phiên thự 番薯, nghĩa là khoai lang.
-
- Me
- Từ tiếng Pháp mère, nghĩa gốc là "mẹ," ở ta được dùng để chỉ những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Tây, nhất là vào thời Pháp thuộc. Cách gọi này có ý dè bỉu.
-
- Bài này là lời một bà vợ Việt Nam nói với ông chồng Tây. Những từ moa, xừ... trong bài là tiếng Tây bồi:
Moa: moi (tôi)
Xừ: monsieur (ông, ngài)
Ken cờ biệt: quelques piastres (vài đồng)
Séc sê uyn kệt: chercher une caisse (tìm cái hòm)
Mệt: mettre (đặt vào)
Đờ manh ma tà: demain matin (sáng mai)Có thể hiểu nôm na là: Từ ngày tôi lấy ông, giỗ quảy trong nhà ông chẳng đoái hoài gì, nay thì mẹ tôi chết, tôi xin ông mấy đồng để mua cái hòm chôn, sáng mai đám ma có thổi kèn tò te.
-
- Me xừ
- Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
-
- Đít biệt
- Cách phát âm kiểu bồi của tiếng Pháp dix piastres, nghĩa là mười đồng.