Năm mươi xu xin lại mối tình xù
Trước khi xù, em suy nghĩ kĩ chưa
Chủ đề: Trào phúng, phê phán đả kích
-
-
Nẫu giàu nẫu được sướng sang
-
Nam mô dây sắt đo dùng
-
Gái rẫy chồng mười lăm quan quý
-
Gái bay như con ma ranh
Gái bay như con ma ranh
Ăn rồi nói quẩn nói quanh trong nhà -
Hai bên nẫu đứng tréo hèo
-
Dù con đô đốc quận công
-
Khôn ba năm dại chỉ một giờ
Khôn ba năm dại chỉ một giờ
Làm chi để tiếng hững hờ chê bai -
Khi còn thì chẳng ăn dè
Khi còn thì chẳng ăn dè
Đến khi của hết ăn dè chẳng ra -
Không ai cho gáo nước cho đỡ thương
-
Em lấy chồng rồi sao lại tái sở hồi gia
-
Em lấy chồng đi kẻo thế gian đày
-
Mẹ cha cái kiếp lao đao
-
Cả ngày ham nhởi ham chơi
-
Mồ cha, mả mẹ anh đây
-
Con ơi đừng khóc, đừng la
-
Chàng về, thiếp cũng xin theo
Chàng về, thiếp cũng xin theo,
Mẹ chàng đóng cửa, thiếp leo cột nhà. -
Con thú bốn chân, anh gọi con mèo thì phải
-
Con trăng non nó hỏi con trăng già
Dị bản
-
Ăn cam mới biết mùi cam
Ăn cam mới biết mùi cam
Lấy chồng lựa chỗ trưởng nam mau giàu
– Em ơi đừng có ham giàu
Một trăm cái giỗ đổ lên đầu trưởng nam
Chú thích
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Lung
- Vùng đầm nước ngập, có bùn.
-
- Rẫy
- Ruồng bỏ, xem như không còn tình cảm, trách nhiệm gì với nhau.
-
- Tréo hèo
- Trái trất, tréo ngoe, trái khoáy, tréo cẳng ngỗng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đô đốc
- Tên một chức quan chuyên trách về quân sự trong thời phong kiến. Tùy theo từng thời kì mà chức đô đốc có những quyền hạn khác nhau, nhưng đều là cấp cao (ví dụ đứng đầu bên võ).
-
- Quận công
- Một tước hiệu thời phong kiến trong lịch sử nước ta, phổ biến nhất vào thời vua Lê - chúa Trịnh. Khi ấy quận công được xếp chỉ sau vua, chúa và vương.
-
- Lập lường
- Quyết tâm, rắp tâm.
-
- Giừ
- Giờ, bây giờ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mộ
- Mến phục.
-
- Cộ
- Cũ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đày
- Đày đọa, dày vò.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Tỉa
- Trồng bằng cách gieo hạt (bắp, đậu...). Ở một số vùng từ nãy cũng gọi là trỉa.
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rào
- Khúc sông (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Huấn chỉ đế vương
- Theo lệnh của vua.
-
- Rún
- Rốn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Nhởi
- Chơi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cao tổ
- Gọi tắt là ông cao, cũng gọi là ông sơ, chỉ cha của ông cố về bên nội (từ Hán Việt).
-
- Tằng tổ
- Nói tắt là ông tằng, chỉ ông cố về bên nội (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mèo
- Phương ngữ Nam Bộ lấy ý từ thành ngữ "mèo mả gà đồng" hoặc "mèo đàng chó điếm," chỉ nhân tình vụng trộm. Trong một số ngữ cảnh, mèo cũng chỉ người được được hứa hẹn là sẽ cưới hỏi sau này.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Thiên Chúa
- Ngôi tối cao trong trong Cơ Đốc giáo, được xem là đấng toàn năng tạo dựng ra toàn thể vũ trụ, duy trì công cuộc sáng tạo và cung cấp mọi sự cần dùng cho dân Chúa. Theo giáo lí của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Giê-xu) và Chúa Thánh Thần. Khái niệm này cũng gọi là Tam vị nhất thể.