Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình nên chẳng biết ngon
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Căn duyên chăng đó hỡi trời
Căn duyên chăng đó hỡi trời
Gió nam phảng phất mát rồi lại không -
Căn duyên này phá cho rồi
-
Căn duyên đây đó dật dờ
-
Chuyện chi anh biểu em thề
Chuyện chi anh biểu em thề
Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn nămVideo
-
Chuồn chuồn đậu ngọn mía mưng
Dị bản
Chuồn chuồn đậu ngọn cây gừng
Em đà có chốn anh đừng tới lui
-
Nhà em có bụi mía mưng
-
Chiều chiều mây phủ Sơn Hà
-
Yêu em từ thuở trong nôi
Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru -
Tua rua mấy chiếc nằm kề
-
Thương em từ lúc nằm nôi
Thương em từ lúc nằm nôi
Em nằm em khóc anh chia đôi cục đường
Bây giờ em có người thương
Em đem trả lại cục đường cho anhDị bản
-
Có phải bánh không chân nên anh gọi bánh bò
-
Ăn trầu thì bỏ quên vôi
-
Ai làm cho dạ em buồn
Ai làm cho dạ em buồn
Cho con bướm lụy, chuồn chuồn lụy theoDị bản
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau khô ăn với trầu vàng xứng chăng?
– Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vờiDị bản
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn lẫn trầu vàng xứng chăng?
– Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
-
Cây cằn vì bởi trái sai
-
Bậu không bẻ lựu hái đào
Dị bản
Bậu nói với qua bậu không bẻ lựu hái đào
Lựu đâu bậu bọc, đào nào cầm tay?
-
Giả đò mua khế bán chanh
-
Chuông già đồng điếu chuông kêu
-
Củi đậu nấu đậu ra dầu
Củi đậu nấu đậu ra dầu
Lấy em không đặng cạo đầu đi tuDị bản
Củi đậu nấu đậu ra dầu
Tới cùng mình không nên nghĩa, nguyện cạo đầu đi tu
Chú thích
-
- Điên điển
- Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...
-
- Cá linh
- Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Sơn Hà
- Tên một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Đôi
- Ném, liệng (phương ngữ).
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Xít
- Gần sát (phương ngữ Quảng Nam).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chim sa cá lặn
- Từ chữ Hán trầm ngư lạc nhạn. Tây Thi thời Xuân Thu có vẻ đẹp làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống nước. Vẻ đẹp của Vương Chiêu Quân thời Tây Hán thì làm chim đang bay trên trời rơi xuống đất. Thành ngữ chim sa cá lặn vì thế chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Nhá
- Nhai (phương ngữ)
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).