Mừng chàng quần áo mọi màu
Quần hồ lơ trứng sáo, áo trắng phau cánh cò
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Một trăm con gái Thủ, một lũ con gái chợ, anh cũng không màng
-
Nước ròng, bìm bịp kêu hoài
-
Hỡi cô cấy lúa khum lưng
-
Phận em còn nhỏ còn khờ
Phận em còn nhỏ còn khờ
Làm dâu chưa đặng thì nhờ có anhDị bản
-
Đũa vàng đầu bịt đầu sơn
-
Nhà em cửa đóng then gài
Nhà em cửa đóng then gài
Anh vô không được ở ngoài khóc um -
Mặt trời gõ tối cái keng
-
Nhớ anh, giọt nhỏ giọt ngưng
-
Hạc chầu thần, hạc đứng dựa lưng quy
Dị bản
Hạc chầu thần, hạc đứng oai nghi
Tôi sầu anh, tôi đừng dựa ghế nghi khóc ròng
-
Thôi đừng khóc ó khó coi
Dị bản
Thôi đừng khóc ré hổ ngươi
Làm trai chớ để ai cười tình si
-
Nhớ em, anh khóc như ri
-
Nhợ xa cần, nhợ lại nằm khoanh
-
Non cao vời vợi biển lớn mênh mông
-
Ra về nhớ nghĩa nhớ tình
Ra về nhớ nghĩa nhớ tình
Nhớ gương nhớ lược nhớ mình khôn nguôi -
Ra về bấm đốt ngón tay
Ra về bấm đốt ngón tay
Một ngày nhớ một, hai ngày nhớ hai -
Ra về nước mắt phân vân
-
Cỏ may mọc ở giữa đàng
-
Chữ rằng “Thiên tải nhứt thì”
-
Gỏi nào bằng gỏi cá kìm
Chú thích
-
- Trứng sáo
- Màu xanh da trời rất nhạt, như màu vỏ trứng chim sáo.
-
- Miệt Hai Huyện
- Còn có tên là miệt Chợ Thủ hay miệt Ông Chưởng ("miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền). Đây là địa danh chỉ vùng cù lao Ông Chưởng, nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, không phải là địa danh Chợ Thủ ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, cái tên Hai Huyện bắt nguồn từ tên huyện Tân Bình và huyện Phước Long, hai đơn vị hành chính đầu tiên được chúa Nguyễn thiết lập ở miền Nam, tương ứng với Sài Gòn và Biên Hòa ngày nay. Khi quan Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh tiến quân vào đánh Campuchia, người dân và binh sĩ từ hai huyện này đã theo chân ông đến An Giang lập nghiệp.
Miệt Chợ Thủ xưa nay là khu vực trù phú, văn minh ở miền Tây. Tại đây có nghề vẽ tranh kiếng thủ công và nghề mộc khá nổi tiếng.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Bìm bịp
- Tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng tương tự như "bìm bịp" vào mùa sinh sản. Bìm bịp có lông cánh màu nâu như áo của thầy tu.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Khôn chừng
- Rất nhiều, không có chừng mực.
-
- Chen
- Lặn (mặt trời).
-
- Khóc rùm
- Khóc lớn tiếng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Quy
- Con rùa (từ Hán Việt).
-
- Ghế nghi
- Một loại bàn nhỏ, cao hơn bàn thường, dùng làm chỗ để khay trầu hay để món ăn trong lúc dọn tiệc.
-
- Khóc ó
- Khóc rống lên cho người khác nghe thấy.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Hồng quần
- Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Châu Trần
- Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thiên tải nhất thì
- Nghìn năm mới có một lần (chữ Hán).
-
- Cá lìm kìm
- Còn gọi là cá kìm hay cá nhái, tên chung của những loài cá có thân hình thuôn dài với đặc trưng là mỏ kéo dài ra như cái kìm (xem ảnh). Cá lìm kìm có nhiều loài khác nhau, một số loài sống ở nước ngọt (sông, hồ), một số loài khác lại sống ở nước lợ hay nước mặn. Cá lìm kìm nước ngọt trong hình dưới đây có thân màu trắng trong, dài từ 5 đến 10 milimet. Những loài khác sống ở nước mặn (biển) hay nước lợ có kích thước lớn hơn. Cá lìm kìm nước ngọt là loài cá rất dễ gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở sông, hồ, mương kênh hay ao nào ta cũng có thể dễ dàng thấy chúng nếu để ý quan sát kỹ.