Giã chàng cho thiếp hồi hương
Kẻo cha mẹ thiếp trăm đường ai bi
Ca dao – Dân ca
-
-
Nhứt ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy
-
Cố hương chàng đã phản hồi
-
Thương hỡi thương, gươm trường anh chẳng sợ
-
Trách ai vội thác suối vàng
-
Xuân noãn nhứt gia đào lí hạnh
-
Anh ngồi phần thủ trống treo
-
Lỡ quan, lỡ lính, lỡ làng
-
Trời mưa xăn ống cao quần
-
Em thác ba năm xương tàn cốt rụi
-
Tơ tằm đã vấn thì vương
-
Ai về bên ấy bây giờ
-
Ai kêu ai hú bên sông
Ai kêu ai hú bên sông
Mẹ kêu con dạ, có chồng phải theo -
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy -
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao -
Thừa con gả cho hàng tờ
-
Một năm là mấy tháng xuân
-
Chung nhau mấy chén rượu đầy
Chung nhau mấy chén rượu đầy
Không say men rượu lại say men tình -
Chuối non chín bẹ, chuối mẹ chín tàu
Chuối non chín bẹ, chuối mẹ chín tàu
Chê đây lấy đó có giàu hơn anh? -
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Chuột khôn cũng thể chuột nhà
Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em
Chú thích
-
- Hồi hương
- Về quê (từ Hán Việt).
-
- Bi ai
- Buồn bã, sầu thảm (từ Hán Việt).
-
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
- Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."
-
- Dằm
- Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
-
- Cố hương
- Quê cũ (từ Hán Việt).
Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
(Hương rừng Cà Mau - Sơn Nam)
-
- Phản hồi
- Quay lại, quay về.
-
- Thành Nội
- Bên trong Kinh thành Huế.
-
- Ngù
- Núm tròn chụp lên chóp mũ nón, cán cờ, cán binh khí thời trước, thường có đính những tua màu đẹp rủ xuống hoặc chòm lông dài.
-
- Căn nợ
- Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
-
- Suối vàng
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ hoàng tuyền, cũng đọc là huỳnh tuyền. Hoàng tuyền vốn có nghĩa là suối ngầm, mạch nước ngầm ở dưới đất, vì đất màu vàng nên có tên như vậy.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
-
- Ngãi nhơn
- Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phần thủ
- Chòi cất bên sông để canh gác.
-
- Chơn
- Chân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Công khanh
- Tam công (ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình phong kiến) và cửu khanh (chín chức quan lớn chỉ sau tam công). Chỉ chung việc đỗ đạt, làm quan.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Con nhạc bạch: Con chim nhạn màu trắng.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hàng tờ
- Người làm tranh Đông Hồ.
-
- Phong trần
- Nghĩa gốc là gió (phong) và bụi (trần), hiểu theo nghĩa rộng là chịu nhiều mưa nắng dãi dầu, gian nan vất vả.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Truyện Kiều)