Anh têm cho em miếng trầu là duyên là nợ
Em vấn cho anh điếu thuốc là vợ là chồng
Trách ai trồng đám dưa hồng
Em ăn vô dạ, đem lòng bỏ anh
Ca dao – Dân ca
-
-
Em như hoa gạo trên cây
Em như hoa gạo trên cây
Anh như một đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ mayDị bản
Thân em như hoa gạo trên cây
Chúng anh như đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may
-
Đêm qua trăng sáng mập mờ
Đêm qua trăng sáng mập mờ
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vào vườn trẩy quả cau xanh
Bổ ra làm sáu trình anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tàu
Ở giữa đệm quế, đôi đầu thơm cay
Mời anh xơi miếng trầu này
Dù mặn dù nhạt, dù cay dù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược lại nhớ tới gương
Cầm khăn nhớ túi, nằm giường nhớ nhauDị bản
Sáng trăng, sáng tỏ mập mờ,
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vô vườn bẻ trái cau xanh
Bửa làm sáu miếng mời anh ăn trầu
Trầu em trầu thảm trầu sầu,
Ở giữa thì quế, hai đầu sâm nhungSớm mai gánh nước mờ mờ
Đi qua ngõ giữa tình cờ gặp anh
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu nầy ăn thật là cay
Dù mặn dù lạt dù cay dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm trầu nhớ túi, nằm giường nhớ nhau
-
Đêm khuya thức dậy xem trời
-
Đi ra gặp chị, đi vô gặp chị
Đi ra gặp chị, đi vô gặp chị
Thiên hạ đồn mị, tôi với chị là vợ với chồng
Ngó lên mây trắng trời hồng,
Ngẫm tôi với chị vợ chồng xứng đôiDị bản
Tui đi lên tui gặp chị
Tui đi xuống, tui cũng gặp chị
Người ta đồn mộng đồn mị
Đồn chị với tui là hai vợ chồng
Hôm nay gặp giữa chợ đông
Kéo tay chị lại, tui hỏi: bây giờ tính sao?
-
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
-
Đã rằng là nghĩa vợ chồng
Đã rằng là nghĩa vợ chồng
Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời -
Con cò nó mổ con lươn
-
Anh về tìm vẩy cá trê
-
Bữa nay chở cát, bữa khác chở vôi
-
Bớ cô má lúm đồng tiền
-
Bông còn búp, bướm ong rực rỡ
Bông còn búp, bướm ong rực rỡ,
Mãn xuân rồi, hoa nở nhụy phai,
Gái như em, an phận có chồng rồi,
Trai anh đây ở vậy, chờ ai bây giờ. -
Con chim trên cành cắn cây ngậm lá
Con chim trên cành cắn cây ngậm lá
Con cá dưới biển ẩn đá ngậm sao
Gặp mặt anh đây không nói không chào
Hay là em có nơi nào bỏ anh? -
Trông em đã mấy thu tròn
Trông em đã mấy thu tròn
Khăn lau nước mắt muốn mòn con ngươi -
Trải chiếu ra chàng ngồi một góc thiếp ngồi một góc
Trải chiếu ra chàng ngồi một góc thiếp ngồi một góc
Chàng than thiếp khóc, tình hỡi là tình
Nằm đêm nghĩ lại, anh bạc tình hay em? -
Mưa xuân lác đác vườn đào
Mưa xuân lác đác vườn đào
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa
Ai làm gió táp mưa sa
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn -
Xưa kia anh bủng anh beo
Xưa kia anh bủng anh beo
Tay bưng bát thuốc, tay đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi
Thà tôi xuống giếng cho rồiDị bản
Khi anh mặt bủng da chì
Tay bưng bát thuốc, tay thì bát canh
Bây giờ anh đẹp anh xinh
Anh lấy vợ lẽ, phụ tình thiếp tôi
-
Sầu đông trong héo ngoài tươi
-
Sá chi bã mía trôi sông
-
Ở nhà với mẹ với cha
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Dưa hồng
- Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Bửa
- Bổ (phương ngữ miền Trung).
-
- Nhân sâm
- Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Gá
- Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bủng beo
- Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.