Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một lượt sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ương được đỗ thì trồng ngô khoai
Ca dao – Dân ca
-
-
Ngó lên trăng chúc sao nghiêng
Ngó lên trăng chúc sao nghiêng
Vui chung với bạn sầu riêng một mình -
Thân tui thui thủi một mình
-
Trăng trên trời có khi tròn khi méo
Trăng trên trời có khi tròn khi méo
Cỏ dưới đất có khi héo khi tươi
Anh thấy em ít nói ít cười
Mới dốc lòng chờ đợi chín mười năm nay -
Trầu têm một lá
-
Trầu vàng nhỏ lá, rau dấp cá nhai giòn
-
Trên giàn mướp hãy còn non
-
Bồ cu mà đỗ nóc nhà
-
Trèo lên chót vót cây bần
-
Trời làm phân áo rẽ bâu
-
Trời mưa cá lóc lên gò
-
Trời mưa nhỏ giọt bụi gừng
-
Trời mưa vần vũ gió đông
-
Bắc thang lên hỏi ông trời
Bắc thang lên hỏi ông trời
Những tiền cho gái có đòi được không? -
Trời năng mưa năng chuyển
Trời năng mưa năng chuyển
Đất ngoài biển năng lở năng bồi
Đôi ta thương lỡ nhau rồi
Em đừng khóc nức nở, phụ mẫu đứng ngồi sao yênDị bản
Trời đừng mưa đừng chuyển
Đất ngoài biển đừng lở đừng bồi
Đôi đứa ta đã lỡ thương rồi
Chàng than thở thiếp đứng ngồi sao yên.
-
Đi đâu lả cả là cà
-
Có ai thêm bận vì ai
Có ai thêm bận vì ai
Không ai chiếu rộng giường dài dễ xoay -
Hỡi người đi cái ô đen
Hỡi người đi cái ô đen
Cái ô tám gọng là tiền em mua
Tiền em bán thóc ngày xưa
Giấu thầy giấu mẹ mua ô những ngày
Tình cờ bắt gặp chàng đây
Thì chàng trả lại ô này cho em! -
Người yêu ta để trên cơi
-
Đôi chim se sẻ ăn rẽ đường cày
Đôi chim se sẻ ăn rẽ đường cày
Đôi ta thương vội ít ngày rồi thôi
Chú thích
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Diếp cá
- Còn có tên là dấp cá, giấp cá, hay rau diếp, là một loại cây nhỏ được trồng để làm rau và làm thuốc. Rau diếp cá khi vò có mùi tanh như mùi cá (vì vậy có tên chữ Hán là ngư tinh thảo - cỏ tanh mùi cá), thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Nhận
- Đè mạnh xuống, thường cho ngập vào nước, vào bùn.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Định chừng
- Liệu chừng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Trẫm
- Gốc từ chữ trầm 沈, nghĩa là chìm. Trẫm mình hay trầm mình nghĩa là tự tử bằng cách nhảy xuống nước cho chết đuối.
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Chuyển
- Thay đổi.
-
- Tầm phơ tầm phất
- Từ chỉ những sự vật hoặc sự việc không có nghĩa lí gì.
-
- Cơi
- Đồ dùng thường bằng gỗ, thường có nắp đậy, dùng đựng các vật lặt vặt hoặc để đựng trầu.