Chim kia thỏ thẻ trên cành
Nghe em nói vậy, dạ không đành rẽ phân
Chim kia thỏ thẻ trên cành
Dị bản
Con chim khôn thỏ thẻ, nghe êm ái trên nhành,
Lời khôn em năn nỉ anh chẳng đành dứt ân.
Chim kia thỏ thẻ trên cành
Nghe em nói vậy, dạ không đành rẽ phân
Con chim khôn thỏ thẻ, nghe êm ái trên nhành,
Lời khôn em năn nỉ anh chẳng đành dứt ân.
Buồn thay số kiếp con người
Cơm ăn không đủ, nụ cười ốm nhom
Đôi ta trót đã nặng tình
Lấy nhau e ngại gia đình thấp cao
Chèo dài sông hẹp khó lùa
Thấy em ở ruộng quê mùa anh thương
Cất đòn gánh địu lên vai
Hỏi thăm đòn gánh thương ai mà oằn
Câu vàng, lưỡi bạc, nhợ tơ
Câu thì câu vậy, cá chờ có nơi
Cây cao có quả chín muồi
Thèm thì chịu vậy, của trời khó ăn
– Cây cao có quả chín muồi
Em không cho anh chọc, con giòi nó cũng ăn
Nước lên cho cá lên theo
Anh giàu có của, em nghèo có công
Nước lên cho cá lên theo
Hai bên cha mẹ đói nghèo cả hai
Địa danh Cái Răng có nguồn gốc từ chữ cà ràng (karan, kran), một loại bếp bằng đất sét của người Miên trước kia được bán rất nhiều ở khu vực sông này.
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."