Ca dao – Dân ca
-
-
Cào cào giã gạo cho nhanh
Dị bản
-
Dâu cỏ nhỏ lá chàng ơi
-
Muốn cho lúa nảy bông to
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kỹ phân tro cho nhiều -
Tháng sáu gọi cấy rào rào
-
Mẹ ơi con mượn cái gàu
-
Ngó lên đám cấy ông cai
-
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Chàng xa thiếp cắt cỏ quên liềm
Xuống sông gánh nước hũ chìm, gióng trôi
Về nhà than đứng thở ngồi
Đập bàn tay xuống chiếu: thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng tra áo cổ y
Chàng mà xa thiếp tài chi không phiềnDị bản
-
Thương mình dạ cắt lòng đau
Thương mình dạ cắt lòng đau
Những thương mà chết, những sầu mà hư! -
Thuyền anh đà đến bến anh ơi
-
Tình cờ anh gặp em đây
Tình cờ anh gặp em đây
Như cá gặp nước như mây gặp rồng
Mây gặp rồng mây lồng cuồn cuộn
Cá gặp nước con ngược con xuôi
Chồng Nam vợ Bắc anh ơi
Sao anh chẳng lấy một người như em? -
Quan cưới em bằng kiệu em cũng không thèm
-
Ngọc rơi xuống giếng ngọc trầm
-
Ngó ra sông Cái, ngó ngoái thấy đình
-
Dứt dây nên gỗ mới chìm
Dị bản
Đứt dây nên ghe mới chìm
Bởi anh ở bạc, em mới tìm người xa
-
Bữa ăn những đợi cùng chờ
Bữa ăn những đợi cùng chờ
Những thương cùng nhớ bao giờ cho nguôi -
Vượt bể Đông có bè có bạn
-
Rạng ngày vác cuốc ra đồng
-
Lính vua, lính chúa, lính làng
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ chàng và bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị tiễn chồng ra điDị bản
Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính bà già
Để em đi đỡ anh vài bốn năm
Bởi vua bắt lính đàn ông
Tiền lưng gạo bị sắm trong nhà này
-
Má ơi con má hư rồi
Má ơi con má hư rồi
Còn đâu má gả, má đòi bạc trăm
Chú thích
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Cào cào
- Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.
-
- Có bản chép là điều
-
- Dâu tàu
- Còn gọi là dâu Úc, một loại cây họ dâu tằm, thân cao to, thường phải trèo lên cây mới hái lá được. Lá dâu tàu lớn và dày hơn dâu ta. Trái dâu tàu khi chín thì có màu đỏ sậm hoặc đen, giống hệt con sâu róm và ăn rất ngon.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quần áo cổ y
- Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
-
- Ghè
- Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Noi
- Đi (từ cổ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Xuồng ba lá
- Một loại xuồng (thuyền) đặc trưng cho vùng sông nước Nam Bộ. Có tên như vậy vì xuồng được làm từ ba tấm ván, gồm hai tấm hai bên làm be xuồng và một tấm giữa làm đáy xuồng. Để xuồng được cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.
-
- Trầm
- Chìm (từ Hán Việt).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Mấy nao
- Bao nhiêu.