Ca dao – Dân ca
-
-
Chiền chiện làm tổ nhành dâu
Dị bản
Chiền chiện làm tổ cây dâu
Ai bắt được nó, nó tâu tận rời
-
Mẹ em ăn rở bằng hành
Dị bản
Mẹ em ăn nửa củ hành
Đẻ mày mắt toét, ba vành sơn son
-
Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi
-
Nuôi con chẳng quản chi thân
Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn -
Thương con thì cho roi cho vọt
Thương con thì cho roi cho vọt
Ghét con thì cho ngọt cho bùi
Mai kia con mới nên người
Lớn khôn con nhớ mấy lời răn đe -
Khôn với ngoan, ăn trên ngồi trốc
-
Người ta có năm có mười thì tốt
Người ta có năm có mười thì tốt
Còn tôi sao có một vô duyên
Giận cá chém thớt sao nên
Dâu hiền nên gái, rể hiền nên trai -
Con không chê là cha mẹ khó
Con không chê là cha mẹ khó
Chó không chê là chủ nhà nghèo
Chẳng nên chửi chó mắng mèo
Đừng câu cay nghiệt, chớ điều lả lơi -
Ròng ròng theo mẹ sớm trưa
-
Sớm mai trời thổi lất phất
Sớm mai trời thổi lất phất
Chiều thổi gió bấc, em thút thít khóc hoài
Lỡ duyên chịu lỡ, cửa đóng then gài em đợi anh.Dị bản
Sớm mai trời thổi lất phất
Chiều lại thổi bấc em khóc ròng
Lỡ duyên chịu lỡ em đóng cửa phòng chờ anh
-
Người đời lúc thịnh lúc suy
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ba năm thiếp lộn trở về
-
Củ lang nấu với củ mì
-
Ăn xoài lấy hột mà ương,
-
Yêu nhau vì phận duyên thôi
-
Ai xui vợ vợ chồng chồng
-
Quế càng già càng tốt
Quế càng già càng tốt,
Mía càng dài đốt càng ngon
Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn
Mấy sông cũng lội, mấy hòn cũng theo.Dị bản
Quế càng già càng tốt,
Mía nhặt đốt càng ngon,
Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn,
Mấy sông cũng lội, mấy nguồn cũng qua.
-
Đánh ông mai cái trót
-
Nhà em cao hàng rào em kín
Chú thích
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Sơn ca
- Cũng gọi là chiền chiện, chà chiện ở Quảng Nam hoặc cà lơi ở Huế, một giống chim thuộc họ chim sẻ, có tiếng hót lảnh lót và kiểu bay liệng lạ mắt. Loài này thường làm tổ ở mặt đất hoặc nơi không cao lắm so với mặt đất. Thức ăn chính là côn trùng.
-
- Ăn rở
- (Nói về phụ nữ) Thèm ăn của chua hoặc các thức ăn khác thường khi mới có thai.
-
- Ba vành
- Hiện tượng mắt bị gió cát làm cho toét, tạo thành ba vạnh.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Trâm bầu
- Một loại cây bụi hoặc gỗ, mọc hoang ở miền kênh rạch vùng Đông Nam Bộ hoặc được trồng để nuôi kiến cánh đỏ. Lá, rễ và hạt được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh, phổ biến nhất trong dân gian là dùng để tẩy giun đũa.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cậy
- Nhờ giúp đỡ, nhờ vả.
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
(Truyện Kiều)
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).