Phải chi lấy được vợ vườn
Tập đi cầu khỉ thêm đường dọc ngang
Ca dao – Dân ca
-
-
Hát một câu, thấu tới trong buồng
-
Chừng nào cầu sắt gãy hai
-
Em nhớ ngày nào nhìn ao cá lội
Em nhớ ngày nào nhìn ao cá lội
Anh chỉ anh thề không lỗi nghĩa cùng nhau
Bây giờ anh đã sang giàu
Anh quên lời hứa ban đầu cùng em -
Em ngồi trước mũi ghe lê
Dị bản
-
Thân anh như phụng lạc bầy
-
Đũa so le, tại anh bó lỏng
Đũa so le, tại anh bó lỏng
Đây em đợi chờ, hư hỏng tại anh -
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thânDị bản
Bước lên cầu sắt, nắm tay cho chắc, hỏi gắt người tình:
Bướm xa bông tại nhụy, hai đứa mình lỗi tại ở ai?Anh đi ngang cầu sắt
Anh nắm tay em thật chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Bướm xa bông tai nhụy, anh xa mình tại ai?
Cây oằn vì bởi trái sai
Anh xa em vì bởi bà mai ít lờiĐi ngang cầu sắt hỏi gã chung tình
Bướm xa ong tại nhụy, tôi xa mình tại ai?Đi ngang cầu sắt
Nắm tay cho chắc
Miệng hỏi gắt chung tình
Ưng không ưng thì nói, chứ đừng cười đẩy đưa
-
Đêm năm canh, ngày sáu khắc rõ ràng
-
Đây đã chèo lơi chờ người tri kỉ
-
Một tình trời định kết đôi
-
Mẹ mong con đẹp lứa đôi
Mẹ mong con đẹp lứa đôi
Con xin được tỏ đôi lời đục trong
Lấy nhau lòng hiểu được lòng
Tình kia mới được đượm nồng dài lâu
Vì chưng mẹ trót nhận trầu
Bắt con ngậm miệng cúi đầu vâng theo
Lấy người chẳng biết chẳng yêu
Sống sao cho mãn bóng chiều trăm năm
Dù nay muốn dứt tơ tằm
Mẹ thương thì sự lỡ lầm đã qua -
Mình chả lấy ta rồi ra mình thiệt
-
Mình ơi mình có thương ta
-
Một đêm là năm trống canh
-
Một điếu thuốc một miếng trầu
-
Mới xa em mấy bữa mà dạ muốn đau
Mới xa em mấy bữa mà dạ muốn đau
Đêm thường buồn thảm, ngày sầu chẳng ăn -
Mấy khi bạn đến chơi nhà
-
Mặt trời đứng bóng thì chưa
Mặt trời đứng bóng thì trưa
Còn em đứng bóng lại chưa có chồng -
Mười phần thương mẹ ở nhà
Chú thích
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...
-
- Cầu khỉ
- Loại cầu đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Cầu rất đơn sơ, thường làm bằng thân tre (gọi là cầu tre), thân dừa (cầu dừa) hoặc cây gỗ tạp, bắt ngang qua kênh rạch. Cầu khỉ có thể có hoặc không có tay vịn, nhưng đều chỉ cho một người đi. Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ. Một ý kiến khác lại cho rằng chính dáng người đi lom khom như con khỉ của khách bộ hành là nguồn gốc của cái tên này.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sông Sài Gòn
- Tên cũ là Bình Giang, một con sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè.
-
- Ghe lê
- Ghe (thuyền) nhà nước để dùng về việc binh, chuyên chở đồ quan binh (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Huệ
- Một loài cây nở hoa rất thơm về đêm. Vì đặc tính độc đáo ấy, huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm về đêm). Huệ được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Lưu ý phân biệt với hoa huệ tây, còn gọi là hoa loa kèn.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Võng đào
- Võng bằng vải màu đỏ tươi, dành cho người có chức tước, địa vị.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).