Ca dao – Dân ca
-
-
Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc
Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc
Địa sinh thảo hà thảo vô căn
Trời sinh người đều có lộc trời
Đất thì sinh cỏ rễ chồi nào khôngDị bản
Nhơn sanh nhơn hà nhơn vô lộc
Địa sanh thảo hà thảo vô căn
Hơn không hơn cũng kiếm cho bằng,
Có đâu thua bạn, bạn hòng cười chê
-
Chẳng thà lăn xuống giếng cái chủm
-
Ngó lên tổ nễ chau mày
-
Lao xao sóng bủa dưới thoàn
-
Ba nơi đi nói chẳng màng
-
Chờ anh em hết sức chờ
-
Hai vừng nhựt nguyệt rành rành
-
Lụy xang xang đưa nàng xuống vịnh
-
Thiếp đà lựa chuối thiếp mua
Thiếp đà lựa chuối thiếp mua
Đèn nhang thiếp cũng lựa chùa thiếp tuDị bản
Thiếp về lựa chuối thiếp mua
Lựa hương thiếp thắp, lựa chùa thiếp tu
-
Văn kì thanh bất kiến kì hình
-
Văn kì thanh bất kiến kì hình
-
Xa đàng mới biết ngựa hay
-
Muốn đi tu công phu chưa có
-
Hôm qua anh đến chơi đây
-
Hôm qua anh đến chơi nhà
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nấu cháo, thấy cha vét nồi
Thấy em dựa cột liếm môi
Anh vào đến ngõ, anh lùi chân ra -
Thuyền chèo hò hụi dưới sông
-
Tào khương chi thê bất khả hạ đường
-
Tay cầm chiếc chiếu trải dài
Dị bản
-
Tay cầm cây viết liếc xem
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tổ nễ
- Tổ tiên, ông bà (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Bủa
- Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
-
- Thoàn
- Thuyền (cách phát âm của người Nam Bộ ngày trước).
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Khai huê
- Trổ hoa.
-
- Vừng
- Vầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhật nguyệt
- Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.
Mai sau dầu đến thế nào,
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần
(Truyện Kiều)
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Văn kì thanh bất kiến kì hình
- Chỉ mới nghe tiếng mà chưa gặp mặt (chữ Hán).
-
- Đàm tiếu
- Bàn tán (đàm) và chê cười (tiếu).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Hò hụi
- Một loại hình hò ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (Bình-Trị-Thiên), được hò khi chèo đò. Khi hò, người hò chêm vào các tiếng "hụi hò khoan" đánh nhịp với tay chèo đò. Nghe một bài Hò hụi.
-
- Xem chú thích Tao khang.
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Tình nương
- Từ người con trai dùng để gọi người yêu trong văn chương cũ.