Em như quả khế trong chùa
Ông đi qua, bà đi lại, thấy của chua cũng thèm
– Em như quả khế trong chùa,
Cho anh, anh không lấy,
Bán anh, anh không mua
Vì chưng thằng cu anh hắn dại, thấy của chua hắn thèm
Ca dao – Dân ca
-
-
Tai nghe chuông mõ vang dầy
-
Thương nhau chẳng trước thì sau
-
Ví dầu vàng chín vàng mười
Dị bản
-
Chữ rằng: phú quý tại thiên
-
Trách em một chữ vô nghì
-
Chồng người vác súng đòi voi
-
Ở nhà mới bước chân ra
-
Chim chích cánh bay về non đảnh
-
Đũa bếp có đôi, chìa vôi lẻ bạn
-
Kiểng rầu ai kiểng rụng lá trơ chìa
-
Anh vốn có tính hốt hỏa lôi đình
-
Gặp anh vô cớ em chẳng dám nhìn
-
Cái nón nhỏ nan, quai vàng chí ngực
-
Ví dầu lòng thầy, dạ mẹ không thương
-
Ba Tàu ăn ở ngược xuôi
-
Em để chế cho ai, xé hai cho tôi phân nửa
-
Em để chế cho ai, mà tóc mai em rành rạnh
-
Nấu chè van vái Phật Bà
-
Hạc chầu thần đứng trước cửa đình
Chú thích
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Phú quý tại thiên
- Giàu sang là nhờ trời.
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Đòi
- Đuổi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ròi
- Ruồi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ga chó đòi
- Gà chó đuổi. Đây là một cách nói ở Bắc Trung Bộ để chỉ thái độ hốt hoảng.
-
- Chích
- Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đảnh
- Đỉnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng chỉ đỉnh núi, đỉnh đèo.
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đũa bếp
- Đũa to và dài, dùng khi nấu nướng (lật các món chiên xào, xới cơm, nhấc nồi...). Miền Bắc gọi là đũa cả.
-
- Chìa vôi
- Que để lấy vôi từ trong ống vôi và quẹt lên lá trầu, dùng khi ăn trầu.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Hốt hỏa lôi đình
- (Tính tình, cư xử) nóng như lửa (hỏa), như sấm sét (lôi).
-
- Tâm thần bất định
- Trạng thái tâm lí không ổn định (nóng nảy, lo lắng...).
-
- Thân sinh
- Người đẻ ra mình, nói với nghĩa kính trọng. Ông thân sinh là cha, bà thân sinh là mẹ.
-
- Vò
- Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Sanh tâm biến tánh
- Thay đổi tính nết (cách nói của người Nam Bộ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Để chế
- Để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Rành rạnh
- Rõ ràng một cách chắc chắn, không thể nào sai được.
Cổ kì oai ấy còn rành rạnh
Cung điểu ca đâu khéo tỏ tường
(Vịnh Hàn Tín - Lê Thánh Tông)
-
- Quan Âm bồ tát
- Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.
-
- Chung hiệp
- Sum họp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)