Trong ba mươi sáu đường tu
Đường nào phú quý phong lưu thì làm
Ca dao – Dân ca
-
-
Ông sư ăn đỗ trộn kê
-
Công danh hai chữ tờ mờ
-
Tìm vàng tìm bạc còn ra
Tìm vàng tìm bạc còn ra
Em ơi tìm mẹ tìm cha khó tìm -
Thức lâu mới biết đêm trường
Thức lâu mới biết đêm trường
Nuôi con, ta mới biết thương mẹ già -
Khó nghèo củi núi rau non
Khó nghèo củi núi rau non
Nuôi cha nuôi mẹ, cho tròn đạo con -
Em ở nhà báo hiếu mẹ thầy
-
Nàng ơi, anh quyết với mình
-
Trời sinh cái cửa ra vào
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc con gái tốt mà cái bím bầu không lông -
Khuyên em chớ giận anh chi
Khuyên em chớ giận anh chi
Thoa son, giồi phấn, rồi đi chụp hình -
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không thành chồng vợ cũng đón đưa trọn niềm -
Trót sanh làm phận nữ nhi
-
Khó than, khó thở, khó phân trần
Khó than, khó thở, khó phân trần
Tóc không xe mà rối, ruột không dần mà đau -
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Mười ngày nửa tháng lâu lâu
Ong kia nhớ bướm thăm nhau kẻo buồn -
Mưa sa lác đác
-
Mình thương thủng thẳng tôi đành
-
Mịt mịt mây bay khói tỏa
Mịt mịt mây bay khói tỏa
Em ngồi trông anh mây rã từng chòm
Nếu anh có vợ rồi thì lấy tay che mặt, đừng ngó đừng dòm tới em -
Mít vườn nhỏ múi thơm xa
Mít vườn nhỏ múi thơm xa
Cây kia lắt lẻo dơi đà muốn ăn -
Một vui, hai sướng, ba mừng
Một vui, hai sướng, ba mừng
Còn sầu một nỗi chưa hun được nàng
Chú thích
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Quýt hôi
- Một giống quýt thường trồng ở miền núi, cây to, khỏe, quả có vỏ màu vàng tái, bóng, bóc ra có mùi hắc, ruột chua.
-
- Công danh
- Sự nghiệp, địa vị và tiếng tăm trong xã hội (từ Hán Việt).
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứt lối nào cho qua
(Truyện Kiều)
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.
-
- Chế
- Chị, cách gọi ở một số địa phương vùng Tây Nam Bộ (như Bạc Liêu, Cà Mau), gốc từ tiếng của người Tiều Châu.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Thủng thẳng
- Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).