Đôi ta như áo mới may
Như chuông mới đúc, như cây mới bào
Ca dao – Dân ca
-
-
Hai môi không giữ kín răng
-
Đôi ta bắt gặp nhau đây
Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ non -
Kẻ nào trống giữa bàn chưn
-
Em buôn chi rồi lại bán chi
-
Chưa đi đến chợ thì ngây
Chưa đi đến chợ thì ngây
Đã đi đến chợ thì hay mọi điều -
Cầu Không thì lắm vịt con
-
Trăm cái đớn, nghìn cái đau
Trăm cái đớn, nghìn cái đau
Không bằng một cối gạo sâu giã đầy -
Đồn rằng làng Nghĩa lắm đa
-
Ra về lại nhớ đèo Ngang
-
Em tôi đói bụng lắm thay
Em tôi đói bụng lắm thay
Ai có cơm nguội cho vay một nồi -
Canh rau cũng thể canh rau
Canh rau cũng thể canh rau
Để ai cậy thế, ỷ giàu mặc ai -
Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Bạc tiền chồng chất một bên chẳng còn -
Vị chi một bát cháo lòng
Vị chi một bát cháo lòng
Làm cho thiên hạ bỏ chồng theo trai -
Vai mang bức tượng thờ chồng
Vai mang bức tượng thờ chồng
Thấy trai nhan sắc, nước mắt hồng tuôn rơi -
Tóc vắn còn có khi dài
Tóc vắn còn có khi dài
Mấy đời mặt rỗ mà mài cho ra -
Má hồng, trán bóng có duyên
Má hồng, trán bóng có duyên
Lương tâm dẫu tốt, đừng hòng tuổi cao -
Mắt dài, mày ngắn: bất bình
-
Thằn lằn chắc lưỡi giao đuôi
Thằn lằn chắc lưỡi giao đuôi
Nghe em có chốn, nghĩ phận tui, tui buồn -
Đồn đây là chốn Đào nguyên
Chú thích
-
- Yểu tướng
- Tướng chết non, chết sớm (từ Hán Việt).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Cầu Không
- Một làng nay thuộc xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
-
- Đại Hoàng
- Một làng nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là quê hương của nhà văn Nam Cao. Làng xưa kia trồng nhiều trầu không, và trầu ngon có tiếng.
-
- Chuối ngự
- Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.
-
- Thanh Nghĩa
- Tên một làng thuộc xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đây là một làng cổ ở đồng bằng sông Hồng, hình thành từ thời Lý. Đình làng thờ Thành hoàng Lý Công Bình, được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2009. Hằng năm làng tổ chức hội vào ngày 25/10 âm lịch.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tuyên Hóa
- Tên một huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình.
-
- Hang Minh Cầm
- Tên gọi chung của một quần thể hang động thuộc địa phận làng Minh Cầm, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa, là một di tích khảo cổ đồng thời là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Hang Minh Cầm gồm có hang Chùa (tự nhiên) và hang Tàu (được đào trong giai đoạn phát triển giao thông thời Pháp thuộc, nhằm mở tuyến xe lửa nối liền Nam ra Bắc).
-
- Huynh đệ
- Anh em (từ Hán Việt). Cũng có thể hiểu là anh chị em nói chung.
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.