Ca dao – Dân ca
-
-
Lao lư trong dạ bồi hồi
-
Chầu rày em đã có đôi
Chầu rày em đã có đôi
Anh về chốn cũ lần hồi làm ăn -
Chờ chờ đợi đợi mần chi
-
Chim quyên ăn vạt đất cày
-
Đường xa ơi hỡi đường xa
Đường xa ơi hỡi đường xa
Đem sầu tới bỏ cho ta mà về -
Chim buồn chim bay vào núi
-
Chị kia lên xuống chận trâu
-
Bao giờ em đặng lời nguyền
-
Chẻ tre lựa lóng đan dừng dày
-
Thân ai khổ như anh kia
-
Bong bóng bay như nhựa dầu lai
-
Chim sa vườn thị, thỏ lụy vườn trâm
-
Cá Trà Vinh xanh kì đỏ dạ
-
Cậy anh chuốt một cây sào,
-
Tai nghe trống xổ bỉ bàng
-
Chàng đà rảnh nợ dương di
-
Bông tai xi bạc xi đồng
-
Ai bưng bầu rượu đến đó
-
Canh ba trống điểm trên lầu
Chú thích
-
- Lao lư
- Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Mần chi
- Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bưa
- Vừa (từ cũ).
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
(Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử)
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chận
- Chăn (trâu, bò) (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lóng
- Đốt (lóng tay: đốt tay, lóng mía: đốt mía, lóng tre: đốt tre...) (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Dầu mè
- Còn gọi là dầu lai, đậu cọc rào, bã đậu, loài cây bụi lâu năm, có độc, hay được trồng làm hàng rào. Lá, dầu và nhựa cây được sử dụng trong một số bài thuốc Đông y giúp tan máu ứ, tiêu sưng, chống ngứa...
-
- Trâm
- Một loại cây gỗ cao, tán rộng, có quả nạc nhỏ hình bầu dục thon, xanh lúc ban đầu, khi chín chuyển sang màu hồng và cuối cùng có màu tím đen, ăn có vị ngọt chát.
-
- Trà Vinh
- Tên một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer: chữ viết, lễ hội, đền chùa... Tại đây cũng có nhiều đặc sản như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo...
-
- Kì
- Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
-
- Bát nhã
- Một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ nhưng không phải do suy luận hay kiến thức đem lại, mà là thứ trí tuệ của sự hiểu biết một cách toàn triệt, không mâu thuẫn. Đây là phiên âm Hán Việt của Prajñā प्रज्ञा trong tiếng Sanskrit.
-
- Long Hồ
- Địa danh vào thời chúa Nguyễn là một vùng đất rất rộng, bao trùm hầu như cả vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay: từ Bến Tre, qua Trà Vinh, sang Sa Đéc, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau đến tận Hà Tiên thuộc Kiên Giang, gọi là dinh Long Hồ. Cái tên này bắt nguồn từ chữ Longhor của người Miên. Hiện nay Long Hồ là tên một huyện của tỉnh Vĩnh Long.
-
- Bỉ bàng
- Bẽ bàng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Dương di
- Dương gian (phương ngữ Phú Yên).
-
- Bố vi
- Bủa vây.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Xi
- Mạ (phát âm theo tiếng Pháp cire).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.