Trên thượng cầm thú, con chi có vú?
Dưới hạ cầm thú, con chi không đầu?
Anh mà đối đặng, em dâng trầu hai tay
– Trên thượng cầm thú, có vú là con dơi
Dưới hạ cầm thú, con cua không đầu
Anh đà đối đặng, em dâng trầu anh đi
Ca dao – Dân ca
-
-
Thương rồi giả bộ ngó lơ
-
Thương sao thấy mặt thương liền
-
Trâu dê giết để tế ruồi
Trâu, dê giết để tế ruồi
Sao bằng lúc sống ngọt bùi là hơnDị bản
Trâu heo khi chết tế ruồi
Chẳng bằng khi sống ngọt bùi còn hơn
-
Trên trời có bấy nhiêu sao
Trên trời có bấy nhiêu sao
Công ơn cha mẹ cũng bao nhiêu lần -
Có nên chăng để thiếp lấy chồng
Có nên chăng để thiếp lấy chồng
Để chàng lấy vợ, kẻo uổng công đôi người -
Ngọn đèn cù chạy quanh câu đối
-
Trên Tràng Thi dưới cũng Tràng Thi
-
Đời phải đời thạnh trị
-
Sầu chi dạ đó kêu van
-
Chàng ơi ăn miếng trầu này
-
Rượu ngon bất luận ve chai
Dị bản
Rượu ngon bất luận gái trai,
Chớ anh thương em mà sợ nỗi mắc ai chê cười.
Bạc bảy đâu dám xứng vàng mười,
Em đâu dám xứng với người người ơi.
-
Xuống lên thăm bạn kẻo buồn
Xuống lên thăm bạn kẻo buồn
Gỗ đâu trôi ngược về nguồn mà lo -
Xung quanh những họ cùng hàng
Xung quanh những họ cùng hàng
Coi nhau như ngọc, như vàng mới nên -
Xúc tro đổi cốm kiếm lời
-
Xuồng ai đi trước giọt nước chảy ròng ròng
-
Xa sông xách nước bằng chình
-
Trên đê Cố Ngự, nhớ chữ đồng tâm
-
Trên có ông xanh cao rộng
-
Trên cao đã có thánh tri
Chú thích
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Đèn kéo quân
- Còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày xưa phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu. Đèn có đặc điểm khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn và xoay vòng theo một chiều liên tục không dừng lại.
-
- Câu đối
- Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất) và vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lainghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
-
- Tràng Thi
- Tên một phố thuộc huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc hai phường Hàng Trống và Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm. Phố dài 860m từ phố Bà Triệu đến phố Cửa Nam, cắt ngang qua các phố Quang Trung, ngă tư Phủ Doãn - Triệu Quốc Đạt và phố Quán Sứ. Phố có tên gọi như vậy vì từ đời nhà Lê, trường thi Hương đặt tại đây. Thời Pháp thuộc, người Pháp dịch tên phố thành Rue du Camp des Lettres, sau đổi là phố Borgnis-Desbordes (tên một tướng Pháp). Sau Cách mạng, phố được đổi tên thành Tràng Thi như cũ.
-
- Thạnh trị
- Thịnh trị (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu vỏ
- Loại trầu không ăn với cau, mà thay thế cau bằng một loại vỏ cây, gọi là cây xác giấy hay vỏ chay.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Chình
- Cái chĩnh nhỏ, dùng để đựng gạo hoặc mắm (phương ngữ).
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Cổ Ngư
- Tên một con đê ngăn giữa hồ Trúc Bạch và hồ Tây, được cho là đắp hồi đầu thế kỉ 17 để tiện việc đánh bắt cá. Ban đầu đê được gọi là Cố Ngự (nghĩa là "giữ cho vững"), sau đọc trại thành Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Yên Phụ
- Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
-
- Yên Quang
- Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.
-
- Ông xanh
- Ông trời. Cũng nói cao xanh.
-
- Thánh tri
- Thánh biết.
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)