Tức mình con nhền nhện lăng loàn
Mấy trăm sợi chỉ mỗi đàng mỗi giăng
Ca dao – Dân ca
-
-
Phụ mẫu đánh em treo ở ngã tư
-
Hồi nhỏ tôi ở với cậu mợ
Hồi nhỏ tôi ở với cậu mợ
Mợ cho ăn cơm nguội
Uống nước lạnh, ngủ nhà ngoài
Đêm khuya đau bụmg tôi lần tôi vô
Mợ nghe sục sạc, mợ hỏi: đứa mô
Thưa rằng đau bụng con vô kiếm gừng
Tay dang mợ rút múi dây lưng
Độc thì ta giải độc chớ kiếm gừng làm chiDị bản
-
Gió đưa bụi chuối sau hè
-
Gà cồ mà gáy đầu hôm
-
Đêm khuya gà gáy ó o
Đêm khuya gà gáy ó o
Vợ tôi thức giấc nó mò đi đâu -
Chùa hư tốn ngói của làng
Chùa hư tốn ngói của làng
Anh hư cơ nghiệp tại nàng lang dâm -
Cảm thương cho kẻ má hồng
-
Có chồng mà lại lấy trai
-
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
-
Tôm tép thì nhảy lên bờ
Tôm tép thì nhảy lên bờ
Bụng mình có thế mới ngờ cho ta -
Tối trời đom đóm chớp giăng
-
Tôi than với mình hủy hủy hoài hoài
-
Tiền buôn tiền bán thì để trong nhà
Tiền buôn tiền bán thì để trong nhà
Tiền cờ tiền bạc thì ra ngoài đường -
Tiếc thay da trắng tóc dài
-
Tiếc công anh lên xuống xuống lên
Tiếc công anh lên xuống xuống lên
Đường mòn cỏ rụi không nên tại trời -
Thương người bôn tẩu xứ xa
-
Thương em cau tới trầu đưa
-
Thừa tiền thì đem mà cho
Thừa tiền thì đem mà cho
Đừng dại xem bói rước lo vào mình -
Thứ nhất đom đóm vào nhà
Thứ nhất đom đóm vào nhà
Thứ hai chuột rúc, thứ ba hoa đèn
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Địch Nghi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Địch Nghi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thái thể
- Như thể.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Gà cồ
- Gà trống lớn.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Đom đóm
- Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Bôn tẩu
- Chạy ngược xuôi để mưu cầu việc gì.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.