Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Ngò
    Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.

    Ngò

    Ngò

  2. Quá ưa
    Nhiều, quá lắm.
  3. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  4. Thiên
    Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  5. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  6. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  7. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  8. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  9. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Trùm vạn
    Người đứng đầu một vạn.
  12. Đê
    Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.

    Đường đê

    Đường đê

  13. Nhợ
    Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
  14. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  15. Minh mông
    Mênh mông (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).
  16. La bàn
    Còn gọi là địa bàn, một dụng cụ xác định phương hướng, được người Trung Quốc phát minh vào khoảng thế kỉ 11. La bàn gồm có một kim nam châm luôn luôn chỉ phương Bắc - Nam. Từ này được tạo thành bởi hai chữ la (lưới - người Trung Quốc quan niệm trời đất là lưới võng, như thiên la địa võng) và bàn (vật tròn dẹt).

    La bàn

    La bàn

  17. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  18. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  19. Bán lộ trình
    Được nửa đường.
  20. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  21. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  22. Sáu Chơi
    Một người hò hay có tiếng ở Đồng Tháp Mười ngày trước. Đến nay vẫn chưa ai biết rõ họ tên, quê quán, năm sinh, năm mất của ông. Theo lời kể lại, ông là một nông dân nghèo, mù chữ, xấu trai nhưng có giọng hò trời phú, lại có khả năng ứng biến khi hò, nên giọng hò của ông nổi tiếng khắp vùng. Đến nay những cụ già giỏi hò vẫn tự xưng mình là "đệ tử" của Sáu Chơi.
  23. Hò mép, hò môi
    Hò theo kiểu ứng biến, nhanh nhạy, tiếp ngay sau câu người khác đã hò để đối đáp lại.