Dù ai xe ngựa mặc ai
Đôi ta đi bộ đường dài thích hơn
Bài đóng góp:
-
-
Dậm chân xuống đất, khóc ngất kêu trời
-
Dậm chân kêu bớ trời xanh
Dậm chân kêu bớ trời xanh
Bỏ vòng dây xuống buộc anh với nàng
Chừng nào bể cạn lòng thành
Chừng ấy mới biết dạ nàng thương anh -
Dậm chân em kêu tức
Dậm chân em kêu tức
Vỗ ngực em kêu trời
Gan em khô, ruột em héo cũng bởi lời anh than -
Dại gì không lấy chồng già
Dại gì không lấy chồng già
Mai sau ổng chết để cửa nhà lại cho -
Dở dang dang dở khi chiều
Dở dang dang dở khi chiều
Mưa rơi chớp giật cũng liều mà đi -
Da trắng ăn nắng dễ dàng
Da trắng ăn nắng dễ dàng
Da đen dang nắng, nắng hàng da đen -
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
-
Chuyện người thì mặc người âu
-
Ăn đầu Dần chí Dậu
-
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy -
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao -
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
-
Thừa con gả cho hàng tờ
-
Một năm là mấy tháng xuân
-
Sống tết chết giỗ
-
Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
-
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
Đi cày ba vụ không đủ ăn tết ba ngày
-
Chửi như mất gà
Chửi như mất gà
-
Chung nhau mấy chén rượu đầy
Chung nhau mấy chén rượu đầy
Không say men rượu lại say men tình
Chú thích
-
- Lương duyên
- Duyên lành, duyên tốt đẹp (từ cũ trong văn chương).
-
- Âu
- Lo âu. Đọc chạnh từ ưu.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Ăn đầu Dần chí Dậu
- Ăn tham, ăn nhiều và liên tục, ăn từ sáng sớm (giờ Dần) đến chiều tối (giờ Dậu). Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
-
- Hàng tờ
- Người làm tranh Đông Hồ.
-
- Phong trần
- Nghĩa gốc là gió (phong) và bụi (trần), hiểu theo nghĩa rộng là chịu nhiều mưa nắng dãi dầu, gian nan vất vả.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Truyện Kiều)
-
- Sống tết, chết giỗ
- Đây là phong tục của người mình đối với thân nhân, họ hàng: khi còn sống thì lễ tết thăm hỏi chu đáo; mất rồi thì mỗi năm lại làm giỗ tưởng nhớ, không dám đơn sai.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
- Ngày tết bánh chưng nhà ai cũng có nên thành ra chán, không ham.